Xây dựng Chính phủ điện tử bằng phần mềm nguồn mở

Thứ năm - 22/10/2015 13:45
Sáng 22.10 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) tổ chức Hội thảo phát triển Chính quyền điện tử trên nền tảng phần mềm nguồn mở (PMNM) với chủ đề: “Nền tảng nguồn mở cho chính quyền điện tử: từ định hướng đến hiện thực” nhằm tăng cường ứng dụng PMNM trong xây dựng, phát triển chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam.
Quang cảnh Hội thảo phát triển Chính quyền điện tử trên nền tảng phần mềm nguồn mở do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng 22.10 tại Hà Nội.
Quang cảnh Hội thảo phát triển Chính quyền điện tử trên nền tảng phần mềm nguồn mở do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng 22.10 tại Hà Nội.

Nền tảng nguồn mở là tất yếu

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đào Đình Khả - Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ TTTT) - cho biết: “Việc phát triển CPĐT nhằm cung cấp thông tin dịch vụ công trực tuyến trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn. Mục tiêu của Hội thảo bàn về các giải pháp kết nối các nền tảng phần mềm nguồn mở hiện có, tạo ra sự liên thông, hướng tới thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử nền tảng nguồn mở tại Việt Nam”.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hồng Quang (Chủ tịch CLB phần mềm tự do nguồn mở) khẳng định: “Các ứng dụng của CPĐT phải là PMNM, chỉ có PMNM mới đảm bảo phát triển bền vững”. Bởi về bản chất, PMNM phát triển nhờ cộng đồng, mọi người đều có thể tham gia nâng cấp, cải tiến, cài đặt phần mềm và không phụ thuộc vào một nhà cung cấp phần mềm.

Chính vì những lý do trên, việc xây dựng CPĐT thông qua mã nguồn mở là xu thế tất yếu bởi CPĐT là hệ thống của toàn dân, gắn liền với hệ thống quản lý hành chính quốc gia không thể phụ thuộc vào một hay một số nhà cung cấp phần mềm và luôn biến động, cập nhật theo sự thay đổi của hành chính, pháp quy.

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, ông Trần Kiêm Dũng (Phó Giám đốc Khối Giải pháp, Cty Cổ phần Công nghệ DTT) cũng nhận định, việc sử dụng mã nguồn mở là yêu cầu bắt buộc, là sự lựa chọn duy nhất ở Việt Nam bởi nếu sử dụng các phần mềm đóng chúng ta phải trả rất nhiều tiền bản quyền. Trong khi đó, việc dùng các phần mềm nguồn mở giúp tiết kiệm kinh phí và phải trả số tiền ít hơn nhiều lần. Cụ thể, đối với đơn vị hành chính là phường, xã , người dùng chỉ phải trả 1,3 triệu đồng/tháng với phần mềm cổng thông tin điện tử nguồn mở.

Năm 2016 sẽ có 100% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3

Theo ông Phạm Trọng Thanh (Chuyên viên Vụ CNTT, Bộ TTTT), hiện nay, nguồn mở đã hình thành 3 xu hướng chính bao gồm: ứng dụng đơn lẻ phục vụ công việc (hệ điều hành, office, phần mềm công cụ, các ứng dụng chuyên ngành), ứng dụng đơn lẻ phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, ứng dụng các nền tảng chính quyền điện tử.

Trong giai đoạn từ 2003 – nay, xu hướng sử dụng các nền tảng chính quyền điện tử nguồn mở song song với các ứng dụng nguồn mở giai đoạn trước. Tiêu biểu là nển tảng CPĐT nguồn mở Open eGov PlatForm đã triển khai tại Đà Nẵng, được phát triển dựa trên nền tảng eGov Framework của Hàn Quốc. Tháng 7/2015, nền tảng này đã được ký kết chuyển giao cho 16 tỉnh thành.

Hay như nền tảng Chính quyền điện tử nguồn mở HCM eGovFramework 2.0 đã được triển khai tại TPHCM. Đây là nền tảng do Sở TTTT TPHCM phát triển và đã bước đầu chuyển giao cho các địa phương khác.

Ngày 14.10 mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết 36a/NQ-CP về CPĐT nhằm đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển loại hình này. Trong đó, PMNM là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần đẩy mạnh xây dựng CPĐT ở nước ta.

Theo đó, giai đoạn từ 2015 – 2017 sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính với ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính. Hết năm 2016, các bộ, ngành TW có 100% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 (điền và khai form mẫu trực tuyến và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước), một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp ở mức 4 (điền và khai form mẫu trực tuyến và nhận kết quả qua đường bưu điện).

Đồng thời, nâng thứ hạng các chỉ số dịch vụ công trực tuyến OSI, hạ tầng viễn thông TII và nguồn nhân lực HCI. Đến hết năm 2016, Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 4 và năm 2017 nằm trong nhóm 3 quốc gia đứng đầu ASEAN.

Chiều cùng ngày, Bộ TT-TT tiếp tục tổ chức Hội thảo phát triển nguồn nhân lực CNTT với chủ đề: “Áp dụng chuẩn kỹ năng (CKN) nhân lực CNTT chuyên nghiệp”. Theo đó, Thông tư 11/2015/TT-BTTTT quy định 5 CKN nhân lực CNTT bao gồm: CKN cơ sở dữ liệu, CKN Hệ thống mạng, CKN Quản lý hệ thống CNTT, CKN An toàn thông tin và CKN Thiết kế và phát triển phần mềm. Các quy định chung về CKN chuyên nghiệp bao gồm các yêu cầu kiến thức cơ bản về CNTT và yêu cầu kiến thức, kỹ năng chuyên sâu được chia thành 4 hạng tạo sự linh động trong công tác đánh giá, phân loại nhân lực CNTT.

Nguồn tin: laodong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sự kiện
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay5,555
  • Tháng hiện tại182,641
  • Tổng lượt truy cập32,180,324
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây