Tại Hội thảo hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 19 vừa diễn ra tại Lâm Đồng, Chuyên đề Đẩy mạnh thuê dịch vụ CNTT trong CQNN theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg là chủ đề duy nhất diễn ra đồng thời với 2 phân ban A và B trong phiên buổi chiều của Hội thảo.
Các tham luận tại chuyên đề Đẩy mạnh thuê dịch vụ CNTT trong CQNN
theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg
Tại hội thảo, 100% các đại biểu đều nhất trí việc thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg là quyết định mang tính đột phá của chính phủ và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thị trường Công nghệ thông tin cho chính phủ theo hướng xã hội hóa, giúp thị trường trở lên minh bạch và chuyên nghiệp hơn. Kết thúc hoàn toàn thời kỳ các trung tâm công nghệ thông tin nhà nước tự triển khai ứng dụng và dịch vụ công nghệ thông tin và bước đầu hạn chế các rủi ro đến từ việc việc đầu tư dự án công nghệ thông tin một lần rồi đắp chiếu hoặc hiệu quả sử dụng thấp vì không thể duy trì đội ngũ bảo trì và hỗ trợ phát triển dịch vụ.
Ý nghĩa của Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg
Bài trình bày của ông Trần Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm dự án Hành chính công, Viettel
Báo cáo tham luận của ông Nguyễn Văn Hiền - Tổng giám đốc Công ty iNet Solution - nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu tại hội trường trước cảnh báo về việc biến tướng sản phẩm sang dịch vụ, làm giảm hiệu quả và mất lòng tin về thuê dịch vụ đúng nghĩa. Qua đó, ông Hiền đặt vấn đề cho các cơ quan nhà nước cần phải định nghĩa rõ thế nào là dịch vụ và những dịch vụ công nghệ thông tin cần thuê.
Thách thức định hướng dịch vụ
Báo cáo tham luận của ông Nguyễn Văn Hiền - Tổng giám đốc Công ty iNet Solution
Nói về thách thức quy hoạch thông tin dịch vụ, ông Hiền cũng chỉ ra việc thiếu chuẩn trong dịch vụ sẽ trở thành một thách thức lớn cho các cơ quan nhà nước. Việc này cũng giống như kiến nghị của ông Trần Tuấn Ngọc về việc cần có các tiêu chuẩn dịch vụ để các CQNN có thể tham chiếu khi lập kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
Thách thức quy hoạch thông tin dịch vụ
Báo cáo tham luận của ông Nguyễn Văn Hiền - Tổng giám đốc Công ty iNet Solution
Phần tọa đàm trở lên sôi nổi bởi các tranh luận của các đại biểu đối với các diễn giả trình bày tham luận. Trước đề xuất của ông Nguyễn Việt Hà - Phó Cục trưởng Cục Tin học & Thống kê, Bộ Tài chính - về việc "Không sử dụng nguồn vốn đầu tư để thực hiện thuê dịch vụ, chỉ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp" gặp phải phản ứng từ nhiều Sở đến từ các tỉnh thành phố. Các Sở đặt vấn đề: Hiện nay ngân sách cấp cho địa phương vẫn theo cơ chế xin cho, kế hoạch ngân sách ngân sách chưa chắc đã được duyệt, duyệt rồi còn phải bảo vệ kế hoạch, bảo vệ xong chưa chắc đã có tiền ngay, nay thuê dịch vụ công nghệ thông tin là phải trả phí định kỳ, nếu lỡ rủi ngân sách không được duyệt thì địa phương ngưng sử dụng dịch vụ à? Ngân sách đã eo hẹp, nay còn hạn chế nguồn vốn đầu tư cho thuê dịch vụ trong khi chuyển từ đầu tư sang thuê dịch vụ tức là cắt đi mảng đầu tư và thêm mảng phải chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp, địa phương lấy đâu ra?
Sau khi được giải thích từ ông Hà, các đại biểu cho rằng giải thích của ông Hà chưa thỏa đáng nên tiếp tục các thắc mắc, ban tổ chức đành cho các ông ra ngoài thảo luận để hội thảo được tiếp tục các phần khác.
Ông Nguyễn Thế Hùng - TGD cty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam, đơn vị thành viên của CLB phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) - phát biểu:
- Đồng tình với việc cần có tiêu chuẩn về thuê dịch vụ. Nhất trí về việc định nghĩa rõ ràng thế nào là dịch vụ và lên danh sách cụ thể các dịch vụ công nghệ thông tin cần thuê. Tuy nhiên các cơ quan quản lý cần lưu ý: ý tưởng thuê dịch vụ công nghệ thông tin rất hay nhưng có thể sẽ đổ vỡ từ trứng nước nếu cơ quan quản lý không nhanh chóng thiết lập hành lang chính sách phù hợp.
- Vì việc xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn công nghệ thông tin không thể nhanh chóng trong ngày một ngày hai, cho nên giải pháp tình thế trước mắt để đảm bảo an toàn, các cơ quan nhà nước chỉ nên sử dụng và triển khai dịch vụ công nghệ thông tin dựa trên những hệ thống mở: chuẩn mở và phần mềm nguồn mở.
- Mặc dù dịch vụ CNTT vê nguyên tắc không phân biệt giải pháp đóng hay mở, tuy nhiên NN vẫn nên khuyến khích và ưu tiên giải pháp nguồn mở. Lý do: nếu mô hình thuê dịch vụ công nghệ thông tin dựa trên phần mềm độc quyền, lấy gì đảm bảo chắc chắn rằng dịch vụ sẽ được duy trì vĩnh viễn? Vì hợp đồng cung cấp dịch vụ là có thời hạn nên khi hết hạn hợp đồng, nếu công ty xin ngưng cung cấp dịch vụ của họ (vì kinh doanh không có lãi, vì thay đổi định hướng hoặc bất cứ lý do nào khác...), lúc đó các cơ quan nhà nước sử dụng dịch vụ sẽ phải làm sao? Nếu sử dụng giải pháp nguồn mở, sẽ có sự cạnh tranh bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ, do đó nhà nước sẽ không bị lệ thuộc vào những yếu tố mà dựa vào đó nhà cung cấp dịch vụ có thể vin vào để đòi nâng giá dịch vụ (phiên bản cũ hết được support, phiên bản mới giá thành cao hơn. ...) và sẽ rộng tay hơn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ thay thế.
Ông Nguyễn Thành Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TTTT, chủ trì chuyên đề - cung cấp thêm thông tin: Mục 2, điều 4 Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg có hướng dẫn nguyên tắc thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước là nhà cung cấp dịch vụ phải bàn giao dữ liệu và cả code phần mềm đặt hàng riêng khi kết thúc hợp đồng để đảm bảo cơ quan nhà nước vẫn có thể khai thác sử dụng dịch vụ được liên tục ngay cả khi thay đổi nhà cung cấp dịch vụ.
Đại diện VFOSSA vẫn bày tỏ quan ngại rằng thực tế ứng dụng phần mềm nguồn mở tại các sở ngành trong hơn 10 năm qua từ khi NN có chính sách khuyên khích PMNM, với cả kho code kèm tài liệu hướng dẫn sử dụng, tập huấn đi tập huấn lại mà việc tùy biến và phát triển còn rất khó khăn. Nay một phần mềm không có chuyển giao, với một bộ mã nguồn do duy nhất một công ty làm ra, ai sẽ đủ sức hoặc muốn duy trì và phát triển tiếp?
Ngoài ra, do tiêu chuẩn và chuẩn về cung cấp dịch vụ rất quan trọng, nhưng khi chưa kịp ban hành các tiêu chuẩn và chuẩn phù hợp, gợi ý tốt nhất cho các cơ quan nhà nước là đặt hàng nhà cung cấp dịch vụ xây dựng các phần mềm dựa trên phần mềm nguồn mở và cấp phép các phần mềm đặt hàng riêng dưới dạng giấy phép phần mềm nguồn mở. Điều đó đảm bảo rằng nếu nhà cung cấp dịch vụ ngưng cung cấp dịch vụ thì các cơ quan nhà nước vẫn có thể phân nào chủ động tự đảm bảo dịch vụ bị không gián đoạn trong khi tìm nhà cung cấp khác thay thế.
Các sở/ ban/ ngành là chủ đầu tư, có toàn quyết quyết định về việc thuê các đơn vị làm như thế nào, đặt hàng làm các phần mềm theo giấy phép phần mềm nguồn mở là một cách làm tốt hơn, an toàn hơn cho chính mình. Cũng từng ấy tiền, chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các dịch vụ tốt hơn, không bị họ độc quyền.
Phần tiếp theo, các đại biểu thảo luận về các khó khăn vướng mắc từ phía các cơ quan nhà nước đang thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin chia sẻ về kinh nghiệm cũng như các khó khăn khi thuê dịch vụ.
Tổng kết hội thảo, ông Nguyễn Thành Tuyên cho biết Vụ CNTT (Bộ TT&TT) đã ghi nhận toàn bộ các ý kiến và sẽ đưa vào các hướng dẫn, quy định nhằm triển khai Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg mạnh hơn trong thời gian tới.
Các tài liệu đáng chú ý tại Hội thảo hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 19:Nội dung chương trình [
tải về]
Tóm tắt Báo cáo Vietnam ICT Index download tại đây.Báo cáo tham luận tại Hội thảo hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 19 tải về
tại đây!