VFOSSA đóng góp xây dựng giải pháp thúc đẩy Phần mềm nguồn mở trong Chính phủ

Thứ hai - 23/12/2024 20:45
Tháng 12/2024, Câu lạc bộ Phần mềm Nguồn mở VFOSSA nhận được đề nghị tham gia góp ý, đề xuất xây dựng các giải pháp thúc đẩy Phần mềm nguồn mở trong Chính phủ từ Viện Công nghệ số và Chuyển đổi quốc gia, các hội viên đã tích cực thảo luận để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.Dựa trên những phản hồi từ các thành viên và kết quả tổng hợp, VFOSSA xin chia sẻ thông tin và và những đề xuất chi tiết dưới đây.
VFOSSA đóng góp xây dựng giải pháp thúc đẩy Phần mềm nguồn mở trong Chính phủ

I. Tình hình ứng dụng PMNM trong Chính phủ Việt Nam hiện nay

  • Mặc dù một số cơ quan Chính phủ đã bắt đầu sử dụng PMNM, như hệ thống quản lý văn bản, quản lý cơ sở dữ liệu, các giải pháp lưu trữ và phân tích dữ liệu nguồn mở. Tuy nhiên việc ứng dụng vẫn rất sơ khai, và hầu như không có nhiều tiến triển trong nhiều năm qua! Do đó chưa góp phần thúc đẩy cũng như giúp đạt được các lợi ích từ phần mềm nguồn mở.
  • Thống kê của DauThau.info trên cơ sở dữ liệu về đấu thầu quốc gia cho thấy các dự án có ứng dụng phần mềm nguồn mở còn rời rạc, chưa có chiến lược tổng thể, và phần lớn dự án vẫn dựa trên các giải pháp độc quyền.

II. Vấn đề/rào cản đối với việc ứng dụng PMNM trong Chính phủ tại Việt Nam

  • Nhận thức chưa đồng đều: Nhiều lãnh đạo cơ quan Chính phủ còn thiếu hiểu biết về lợi ích của PMNM, dẫn đến tâm lý ngại thay đổi hoặc phụ thuộc vào giải pháp độc quyền. Hầu hết chủ đầu tư hoặc bên mời thầu chưa nhận thức được các yếu tố liên quan đến vấn đề bản quyền, khi mời thầu không quan tâm chú ý đến vấn đề giấy phép cho nên việc đặt hàng phát triển các giải pháp phần mềm nội bộ gần như 100% là sử dụng các giải pháp nguồn đóng, không quy định giấy phép nguồn mặc dù chủ đầu tư có quyền xác định giấy phép khi đặt hàng phần mềm. 
  • Thiếu nguồn lực: Hạn chế về đội ngũ nhân sự có kỹ năng phát triển và duy trì hệ thống PMNM.
  • Hành lang pháp lý: Chưa có cơ chế giúp thúc đẩy mua sắm, trang bị PMNM. Các gói thầu hầu như cài cắm các giải pháp độc quyền nguồn đóng khiến phần mềm nguồn mở không thể chen chân vào. Hoặc chủ đều tư muốn sử dụng giải pháp phần mềm nguồn mở nhưng chưa biết làm như thế nào do cơ chế xác định chi phí cho phần mềm nguồn mở rất khó khăn, trong khi mua một phần mềm thương mại thì sử dụng báo giá có sẵn sẽ đơn giản hơn rất nhiều!
  • Do yếu tố thị trường: PMNM do không được marketing và truyền thông quảng bá chủ động như các giải pháp độc quyền cho nên việc tiếp cận và cơ chế mua sắm không được thúc đẩy.Mặt khác cơ quan nhà nước không thúc đẩy thị trường PMNM cho nên thị trường này không phát triển.

III. Đề xuất giải pháp thúc đẩy PMNM trong Chính phủ

Sau khi nhận được đề nghị từ Viện, VFOSSA đã triển khai thông báo rộng rãi tới các hội viên và doanh nghiệp trong cộng đồng PMNM. Dựa trên những phản hồi từ các thành viên và kết quả tổng hợp, VFOSSA kiến nghị các giải pháp cụ thể như sau:

1. Xây dựng chính sách tổng thể về PMNM trong Chính phủ

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế: Việt Nam có thể nghiên cứu chính sách FOSS từ Ủy ban châu Âu, NASA, và các tài liệu từ CSIS để thiết kế chính sách phù hợp. Ví dụ, chính sách của Ủy ban châu Âu năm 2023 nhấn mạnh việc ưu tiên PMNM trong các dự án công.

Ban hành quy định bắt buộc: Yêu cầu sử dụng PMNM trong các hệ thống CNTT công cộng khi có giải pháp tương đương hoặc ưu việt hơn phần mềm thương mại.

2. Đầu tư vào Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số

Khuyến khích phát triển PMNM: Cộng đồng PMNM nên được coi là một phần của "hàng hóa công cộng kỹ thuật số" như Liên Hiệp Quốc đề xuất. Điều này có thể bao gồm các dự án phần mềm mở, dữ liệu mở, và AI mở.
Tăng cường tài trợ: Chính phủ cần thành lập quỹ hỗ trợ các dự án PMNM nhằm đạt các mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).
Tham khảo:
 Trang của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc về Hợp tác Kỹ thuật số https://www.un.org/en/content/digital-cooperation-roadmap/ 
Có đoạn sau: Digital Public Goods Promoting digital public goods to create a more equitable world We must undertake a concerted global effort to encourage and invest in the creation of digital public goods: open source software, open data, open AI models, open standards and open content. These digital public goods should adhere to privacy and other applicable laws and best practices, do no harm, and help attain the SDGs. 
Tạm dịch: Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số Thúc đẩy hàng hóa công cộng kỹ thuật số để tạo ra một thế giới công bằng hơn Chúng ta phải thực hiện nỗ lực phối hợp toàn cầu để khuyến khích và đầu tư vào việc tạo ra các hàng hóa công cộng kỹ thuật số: phần mềm nguồn mở, dữ liệu mở, các mô hình AI mở, các tiêu chuẩn mở và nội dung mở. Các hàng hóa công cộng kỹ thuật số đó cần gắn với các luật về quyền riêng tư và áp dụng được khác và các thực hành tốt nhất, không gây hại, và giúp đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).
Ví dụ, chính phủ Pháp đã triển khai thành công dự án “Adullact” để cung cấp các giải pháp phần mềm nguồn mở phục vụ cơ quan nhà nước, từ đó tiết kiệm ngân sách và đảm bảo tính độc lập công nghệ. Nguồn: https://joinup.ec.europa.eu/community/osor/news/adullact-shares-solution-access-france%E2%80%99s-e-id-services

3. Quy định Tăng cường minh bạch các dự án CNTT trong mua sắm công

Minh bạch và công khai: PMNM cho phép minh bạch mã nguồn, giúp tăng cường tính minh bạch trong các dự án CNTT công.
Giảm chi phí: Áp dụng PMNM giúp giảm chi phí cấp phép và phụ thuộc vào nhà cung cấp độc quyền.

4. Các giải pháp hỗ trợ khác:
  • Tiếp tục xây dựng chính sách khuyến khích sử dụng PMNM: Ban hành quy định ưu tiên các giải pháp PMNM trong các dự án CNTT công của Chính phủ.
  • Đào tạo nguồn nhân lực phát triển PMNM: Đầu tư vào các chương trình đào tạo chuyên gia PMNM, hợp tác với cộng đồng nguồn mở trong và ngoài nước để nâng cao kỹ năng ứng dụng và phát triển PMNM.
  • Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho PMNM: Thiết lập quỹ phát triển PMNM, hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ quan ứng dụng PMNM trong các hệ thống quan trọng. Thúc đẩy các dự án FOSS trong các trường đại học, doanh nghiệp, và cơ quan Chính phủ. Cần có dữ liệu thống kê về số lượng dự án PMNM tại Việt Nam.
  • Thúc đẩy hợp tác quốc tế: Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia như Ấn Độ, Pháp, Đức, nơi đã áp dụng thành công PMNM trong Chính phủ.
  • Thúc đẩy các giải pháp mở khác như dữ liệu mở, phần cứng nguồn mở... một cách đồng bộ để hỗ trợ cho các xu hướng công nghệ như AI...

Nguồn tham khảo:

Bảng liệt kê gồm 67 trang về các chính sách FOSS trên thế giới ở đây:
https://www.csis.org/programs/strategic-technologies-program/resources/government-open-source-software-policies
Hoặc một tệp PDF liệt kê các chính sách FOSS trên thế giới ở đây:
https://csis-website-prod.s3.amazonaws.com/s3fs-public/legacy_files/files/media/csis/pubs/041230_ospolicies.pdf
Chính sách FOSS ở NASA:
https://www.earthdata.nasa.gov/engage/open-data-services-software-policies/open-source-software-policy
Video về chính sách FOSS trong chính phủ có đoạn:
Synopsys estimates 97% of software contains open source code that can be viewed, used, modified, and redistributed under an open license.
https://www.youtube.com/watch?v=e36_4QFJcu8
Trang Open Source for Digital Transformation của Liên hiệp quốc:
https://www.un.org/techenvoy/content/open-source-digital-transformation
Chính sách về FOSS của Ủy ban châu Âu các năm từ 2023 trở về trước:
https://commission.europa.eu/about/departments-and-executive-agencies/digital-services/open-source-software-strategy_en

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sự kiện
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay9,391
  • Tháng hiện tại364,747
  • Tổng lượt truy cập32,621,990
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây