Một điểm thay đổi đáng chú ý đối với phần mềm nguồn mở, trong đó đã thay hẳn thuật ngữ "phần mềm tự do mã nguồn mở" hoặc "phần mềm mã nguồn mở" thành "phần mềm nguồn mở", phản ánh xu thế sử dụng thuật ngữ phần mềm nguồn mở đã phổ biến trong cộng đồng nguồn mở thời gian vài năm trở lại đây.
NukeViet - Phần mềm nguồn mở Việt - không chỉ được khuyến khích mà đã được hướng dẫn thực thiTừ 5 năm trước, thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐTquy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục, NukeViet đã được đưa vào danh sách các mã nguồn mở
được khuyến khích sử dụng trong giáo dục. Tuy nhiên, việc sử dụng chưa được thực hiện một cách đồng bộ mà chủ yếu làm nhỏ lẻ rải rác tại một số trường, Phòng và Sở GD&ĐT.
Trong Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015 - 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo lần này, NukeViet không chỉ được khuyến khích mà đã được hướng dẫn thực thi, không những thế NukeViet còn được đưa vào hầu hết các nhiệm vụ chính, cụ thể:
-
Nhiệm vụ số 5 "
Công tác bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục", mục 5.1 "Một số nội dung cần bồi dưỡng" có ghi "
Tập huấn sử dụng phần mềm nguồn mở NukeViet."
-
Nhiệm vụ số 10 "Khai thác, sử dụng và dạy học bằng phần mềm nguồn mở" có ghi: "
Khai thác và áp dụng phần mềm nguồn mở NukeViet trong giáo dục." - Phụ lục văn bản, có trong nội dung "Khuyến cáo khi sử dụng các hệ thống CNTT", hạng mục số 3 ghi rõ "
Không nên làm website mã nguồn đóng" và "Nên làm NukeViet: phần mềm nguồn mở".