Thể lệ khối thi Phần mềm nguồn mở - Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam 2024

Thứ năm - 08/08/2024 06:34
VFOSSA tiếp tục đồng hành cùng Cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 33 (OLP)- khối thi Phần mềm nguồn mở, diễn ra từ ngày 10/12 đến 13/12/2024 tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Dưới đây là thể lệ phần thi.

Cơ quan tổ chức: Hội Tin học Việt nam
Đơn vị thường trực: Câu lạc bộ VFOSSA 

Căn cứ theo Quy chế Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam:

Đối tượng tham dự:

  • Sinh viên chuyên hoặc không chuyên về CNTT của các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.

Hình thức cuộc thi:

  • Lập trình hackathon theo đội tuyển với đề thi do BTC đưa ra.

Yêu cầu tham gia: 

  • Các trường đăng kí các đội tuyển tham gia nội dung PMNM.  

  • Mỗi đội thi phải bao gồm không quá 3 thí sinh và được dẫn dắt bởi một giảng viên của trường tham dự. 

  • Mỗi trường chỉ được đăng kí tối đa 2 đội tuyển tham gia nội dung PMNM.

Giải thưởng:

  • Theo quy chế của cuộc thi OLP 2024.

Phương thức ra đề và làm bài thi:

  • Đề thi lập trình do các chuyên gia của VFOSSA xây dựng dựa trên việc thu thập bài toán yêu cầu cần giải quyết từ các cá nhân, tổ chức trong thực tế. Các bài toán yêu cầu được đặt ra phải theo cùng một chủ đề chung do BTC đưa ra. 

  • Đề thi được giữ kín và sẽ được công bố trước 2 tuần của ngày chấm thi chung kết. 

  • Sau khi đề thi được công bố, các đội tiến hành lập trình theo các yêu cầu của đề bài. Toàn bộ kết quả sản phẩm của các đội thi phải được công bố trên một kho mã nguồn mở.

  • Các đội thi chuẩn bị bài trình bày và nội dung trình diễn sản phẩm kết quả tại buổi chấm thi của BTC OLP. 

  • BTC chấm điểm bài thi và sắp xếp phân hạng dựa trên sản phẩm đã được công bố trên kho nguồn mở và kết quả trình diễn tại buổi chung kết.   

Chủ đề cuộc thi năm 2024:

 “Nền tảng phát triển ứng dụng dùng ít mã nguồn LCDP”

Lịch trình tổ chức:

  • Tháng 8/2024: Công bố chủ đề và phát động cuộc thi PMNM - OLP 2024

  • Tháng 9-10/2024: Thu thập ý tưởng, bài toán yêu cầu thực tiễn theo chủ đề cuộc thi

  • Tháng 11/2024: BTC ra đề và tiếp nhận thông tin danh sách đăng kì thi

  • Ngày 20/11-8/12/2024: Công bố đề thi và các đội tham gia lập trình hackathon

  • Ngày 9-11/12/2024: Chấm thi kho mã nguồn của sản phẩm dự thi

  • Ngày 12/12/2024: Trình diễn sản phẩm và chấm thi chung kết 

  • Ngày 13/12/2024: Công bố trao giải

Các tiêu chí chấm điểm

Yêu cầu bắt buộc đối với các dự án tham gia dự thi phải là phần mềm nguồn mở được phát hành theo giấy phép OSI-approved (http://opensource.org/licenses) và có thể truy cập tự do mã nguồn trên Internet. Chỉ các dự án đáp ứng được yêu cầu là phần mềm nguồn mở mới được BTC chấm điểm xếp hạng theo các tiêu chí chi tiết như bảng dưới đây
 
STT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm trừ Ghi chú
I Tiêu chí dựa trên PoF 50   Chấm trước buổi chung kết
1 Sử dụng hệ thống quản lý mã nguồn trên Internet 5   Có thể truy cập kho mã nguồn của sản phẩm từ Internet
  Có hệ thống quản lý mã nguồn công khai, nhưng không có web viewer   -3  
  Có hệ thống quản lý mã nguồn nhưng không được truy cập mở   -3  
  Có hệ thống quản lý mã nguồn nhưng trên thực tế không được sử dụng   -5  
2 Cấp phép PMMN theo giấy phép OSI-approved 10   Sản phẩm có giấy phép mở và giải quyết đúng đầu bài của đề thi
  Giấy phép không được ghi trong từng tệp mã   -5  
  Mã nguồn tự thân chứa sự không tương thích của các giấy phép   -5  
  Mã nguồn không có thông báo về mục đích của giấy phép   -5  
  Mã nguồn không bao gồm một bản sao toàn văn giấy phép   -5  
3 Có ít nhất một bản phát hành (release) để làm sản phẩm dự thi 5   Bản release đầu tiên phải được tạo trước thời điểm nộp bài thi
  Dự án không có phát hành   -5  
  Dự án không thực hiện phát hành theo phiên bản   -3  
  Sử dụng các định dạng không phải là mở cho bản phát hành (vd., zip, .rar, .arj, …)   -3  
4 Cài đặt, dịch từ mã nguồn (Building From Source) 10   Sản phẩm phải cho phép cài đặt, biên dịch được từ mã nguồn
  Không có hướng dẫn dịch từ mà nguồn   -5  
  Mã nguồn được cấu hình bằng cách sửa thủ công vào các tệp header   -5  
  Mã nguồn không cấu hình được trước khi dịch   -5  
  Mã nguồn được dịch bằng công cụ nguồn đóng hoặc tự tạo   -5  
  Chương trình không thể hoạt động nếu nằm ngoài thư mục mã nguồn   -5  
5 Sử dụng thư viện và gói đính kèm (bundling) 10   Có thông tin làm rõ các thư viện, gói đính kèm được sử dụng
  Không cố gắng sử dụng các thư viện sẵn có trong hệ thống   -5  
  Phát hành cùng với gói đính kèm của các dự án khác mà nó phụ thuộc vào   -5  
  Mã nguồn của gói đính kèm đã bị chỉnh sửa   -5  
6 Tài liệu và giao tiếp 10   Tài liệu rõ ràng, thực hiện được
  Không có ghi nhận quản lý lỗi phần mềm (bug tracker)   -5  
  Không có lịch sử thay đổi mã nguồn (changelog)   -5  
  Không có tài liệu readme và hướng dẫn    -5  
II Tiêu chí dựa trên sản phẩm 50   Chấm trong buổi chung kết
7 Tính nguyên gốc của giải pháp kĩ thuật 10   Dựa trên kết quả trình bày về sự sáng tạo của đội thi
8 Mức độ hoàn thiện của sản phẩm  10   Dựa trên kết quả chạy trình diễn sản phẩm
9 Mức độ sử dụng thân thiện của sản phẩm 10   Dựa trên các tiện ích của sản phẩm đối với người dùng
10 Mức độ phát triển bền vững của sản phẩm  10   Dựa trên các tài liệu kĩ thuật, công cụ hỗ trợ công bố kèm theo
11 Phong cách trình diễn và khả năng thu hút cộng đồng nguồn mở 10   Dựa trên showcase trình diễn sản phẩm tại cuộc thi
 

Nguồn tham khảo về tiêu chí chấm điểm PoF


Các đội thi cần hỗ trợ vui lòng tham gia vào nhóm Telegram để trao đổi trực tiếp với Ban chuyên mônhttps://t.me/+c77YGnMKEqM3NmVl

Tác giả: Tiến Phạm Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sự kiện
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay5,467
  • Tháng hiện tại163,534
  • Tổng lượt truy cập32,161,217
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây