Microsoft hỗ trợ Linux quá trễ

Thứ tư - 06/04/2016 23:00
Microsoft luôn chậm chân đến các bữa tiệc công nghệ. Nhưng lần này thì không giống như những lần trước đây.
Ngay sau khi Microsoft công bố tung ra bản SQL Server for Linux thì họ tiếp tục cho biết sẽ hỗ trợ dòng lệnh Bash của Linux trên Windows 10.
Ngay sau khi Microsoft công bố tung ra bản SQL Server for Linux thì họ tiếp tục cho biết sẽ hỗ trợ dòng lệnh Bash của Linux trên Windows 10.
Trong trường hợp bạn chưa biết, thì Microsoft vừa công bố một loạt thông tin liên quan đến Linux. Đầu tiên là SQL Server sẽ chạy trên Linux. Kế đó ở sự kiện Microsoft Build, Microsoft cho biết sẽ hỗ trợ mã nhị phân Ubuntu Linux trên Windows và trình diễn demo chương trình dòng lệnh Bash của Linux trên Windows 10.

Thực tế, việc Microsoft hiện hỗ trợ SQL Server trên Linux không phải là vấn đề kỹ thuật, mà chỉ liên quan đến kinh doanh mà thôi. May cho Microsoft là đế chế Ballmer đã qua đi, và hãng có thể thấy Linux đang là chọn lựa nền tảng cho điện toán đám mây, mà không phải là Windows.

Microsoft đã thất bại trong trận chiến này cách nay đã lâu. Nên không gì ngạc nhiên khi điện toán đám mây Azure của Microsoft buộc phải hỗ trợ Linux (và cả những công nghệ nguồn mở khác liên quan đến điện toán đám mây như Docker, Kubernetes và các loại cơ sở dữ liệu NoSQL).

Đưa ra bản Microsoft SQL Server cho Linux sẽ giúp Microsoft tăng doanh thu,  chứ không kìm hãm họ. Sự thực là Microsoft SQL Server là cơ sở dữ liệu tốt, nhất quán và lẽ ra Microsoft nên bắt đầu tung nó ra cho đa nền tảng từ rất lâu. Hiện vẫn có rất nhiều hệ thống Windows cũ chạy Microsoft SQL Server và những hệ thống này sẽ sớm được "đóng khung" để trở thành Linux box, là tính năng mà Microsoft làm tốt hơn so với những Linux box chạy cơ sở dữ liệu của Oracle hay DB2.

Việc công bố Linux trên Windows còn thú vị hơn, nhưng cần làm rõ vài yếu tố. Đây không phải là Linux chạy trong một máy ảo, không có kernel Linux nào hiện hữ, cũng không có phần cứng giả lập Linux trong Windows. Nó cũng không giống như Cygwin, là môi trường Unix được biên dịch đặc biệt để chạy trên nền tảng Windows. Nó cũng không phải là bộ chứa container. Môi trường Ubuntu trong Windows 10 chứa các mã nhị phân hệt như mã nhị phân trên nền tảng Ubuntu, đó là một nền thực thi ELF.

Điều mà Microsoft làm là tạo một hệ thống gọi là lớp chuyển dịch. Khi một mã nhị phân Linux được gọi thì Windows Subsystem dành cho Linux sẽ dịch mã này thành mã của Windows và chạy nó. Quy trình này có vẻ giống như WINE, là cách tương tự mà Linux làm với chương trình Windows. Nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu cho một hành trình dài của Microsoft hướng đến Linux.

Câu hỏi thực sự là: Tại sao lại xảy ra điều này? Tại sao Microsoft đột ngột quyết định hợp tác với Canonical và viết ra lớp chuyển dịch? Có phải lý do giống với lý do SQL Server for Linux của Microsoft hay không, vì lúc ấy Microsoft cho rằng họ đang mất dần sự ủng hộ của các nhà phát triển ứng dụng, nhà quản trị hệ thống, lập trình viên, devops… Đến nay, những người này làm việc trên các nền tảng Linux nhiều hơn trên Windows và họ chỉ sử dụng Windows cho máy tính xách tay mà thôi, trong khi phát triển trên nền tảng Linux vẫn là chọn lựa ưu tiên hơn.

Các nhà phát triển sẽ không dễ dàng phát triển ứng dụng Linux trên Windows. Họ cần một nơi nào đó chạy môi trường thực, có thể là máy chủ từ xa hay một máy ảo VM để cài đặt Windows. Có thể việc này hơi rườm rà so với việc họ chỉ cần cài Linux lên laptop, hoặc đơn giản hơn nhiều là chuyển sang phát triển ứng dụng bằng máy Mac, bởi vì OS X đơn giản và hiện rất phổ biến trong giới phát triển ứng dụng, và đó là nền tảng Linux thực thụ. Do vậy, có vẻ như Linux box trên Windows sẽ không được các nhà phát triển quan tâm.

Đây không phải là điều mà Microsoft muốn hỗ trợ Linux, mà Microsoft chỉ đơn giản là muốn tiến thêm một bước hướng đến Linux mà thôi. Microsoft sẽ đối diện với những vấn đề lớn hơn trong tiến trình "Linux hóa" này. Trước đây, việc làm này là điều không tưởng vì Microsoft không ngờ rằng sẽ có một ngày điện toán đám mây sẽ dựa vào Linux.

Thời gian gần đây, Microsoft thường chậm chân hơn rất nhiều so với nhiều doanh nghiệp công nghệ khác trong mọi lĩnh vực, và mới đây nhất là công nghệ ảo hóa. Microsoft không thực sự là nhà phát minh. Tuy vậy, một khi bước vào lĩnh vực nào đó, cho dù là có đến sau, nhưng Microsoft lại tạo ra một áp lực không nhỏ lên những đối thủ trong lĩnh vực đó khi liên tục đưa ra sản phẩm, dịch vụ. Trong trường hợp Linux này, Microsoft chậm chân hơn rất nhiều và chưa có được một sản phẩm thực sự mang tính cạnh tranh nào. Nhưng chúng ta chưa thể nói trước được điều gì.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia dự báo rằng sẽ không có cuộc "đổ bộ" lớn nào trong cộng đồng các nhà phát triển để chuyển từ Ubuntu sang Windows 10. Họ vẫn gắn bó với chiếc máy Mac và các Mint box của mình.

Tác giả: Infoworld

Nguồn tin: www.pcworld.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sự kiện
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập102
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm95
  • Hôm nay22,930
  • Tháng hiện tại40,422
  • Tổng lượt truy cập32,297,665
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây