Đổi thay trong nguồn mở: Một dạng cuộc chiến nền tảng mới

Thứ năm - 16/06/2016 04:21
Nguồn mở đang thay đổi trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ công ty phần mềm nào.
Đổi thay trong nguồn mở: Một dạng cuộc chiến nền tảng mới
Trong nhiều năm, phần mềm nguồn mở như là đứa con rơi của ngành công nghiệp phần mềm. Một nhánh phần mềm lạ lẫm với nhiều người và dường như đe dọa cả ngành công nghiệp rộng lớn. Thật tuyệt là đã có nhiều thay đổi.

Phần mềm nguồn mở, đặc biệt là Linux, giờ đây phổ biến đến nỗi bạn có thể tương tác với nó hàng ngày. Từ các siêu máy tính đến camera GoPro, và gần như tất cả trung tâm dữ liệu trên thế giới đều dùng nền tảng nguồn mở.

Không chỉ gần như mọi doanh nghiệp (và cơ quan nhà nước) đều sử dụng phần mềm nguồn mở cho ứng dụng nào đó, mà ngay cả các công ty phần mềm trước đây hết sức chống đối cuối cùng cũng đã thay đổi suy nghĩ. Việc Microsoft ủng hộ phần mềm nguồn mở dưới thời Satya Nadella là một ví dụ tuyệt vời về sự thay đổi lớn lao trong nhận thức đã nhen nhóm dần hơn 20 năm qua trong ngành công nghiệp phần mềm.

Nguồn mở đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ công ty phần mềm nào. Sự thay đổi này chạm đến mọi lĩnh vực và làm thay đổi toàn bộ thị trường.
 

Tăng niềm tin, tạo nền tảng

Đối nhiều nhà tiên phong, nguồn mở là một hệ thống về niềm tin. Những nguyên tắc dựa trên sự tin tưởng đó thúc đẩy những giải pháp nguồn mở tốt nhất hiện nay và truyền cảm hứng cho thế hệ mới các dự án nguồn mở có mối liên kết mật thiết với các mô hình kinh tế thị trường và kinh doanh phần mềm hiện hữu.

Hiện nay, phần lớn các công ty và cá nhân tham gia các dự án nguồn mở vì đó là cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu và lợi ích khác nhau. Các tổ chức phần mềm nguồn mở (như OpenDaylight.org) hoạt động phù hợp với lợi ích kinh doanh của các thành viên: tìm kiến những mặt chung, tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các bên có lợi ích giao nhau, và phân xử tranh chấp để đảm bảo sự thành công chung của các dự án.

Vai trò của tổ chức phần mềm nguồn mở không phải là cố tạo dựng một thế giới phi lợi ích mà là để đảm bảo không có lợi ích của một nhóm duy nhất nào lấn át lợi ích của các nhóm khác, cơ bản là đưa ra các thỏa thuận và tạo thuận lợi cho sự đồng thuận.

Lý do khiến nhiều người hoài nghi đã thay đổi suy nghĩ về phần mềm nguồn mở đó là vì nhận thức được tầm quan trọng của nền tảng. Trong thế giới công nghệ thống trị hiện nay, không có gì quan trọng hơn nền tảng. Nền tảng tạo ra thị trường và hệ sinh thái, dẫn đến việc tạo ra giá trị to lớn. Chọn sai nền tảng tức là chọn sai bên trong cuộc chiến. Bất kể công nghệ của bạn tốt thế nào đi nữa, bất kể thị trường của bạn tốt ra sao và lực lượng bán hàng của bạn lớn đến đâu, nếu chọn sai nền tảng, bạn sẽ gánh lấy thất bại. Hãy xem các tấm gương Nokia / Blackberry / Windows phone / Amazon Fire, Websphere, Cloudstack, v.v…

Không phải các công ty đó không nhận ra giá trị của nền tảng; vấn đề là quá tốn kém để thắng cuộc chiến nền tảng. Dù đầu tư hàng tỷ đô la cũng không đảm bảo chiến thắng. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các nền tảng mới quan trọng, từ Apache Hadoop đến OpenStak, xuất hiện trong 15 năm qua đều có nguồn gốc từ những dự án nguồn mở. Các dự án nguồn mở có một số lợi thế so với phần mềm độc quyền xét về khả năng trở thành các nền tảng được thị trường chấp nhận và được sử dụng rộng rãi:

1. Có cơ chế quản lý thích hợp, không bị chi phối bởi bất kỳ một bên nào.
2. Thiết kế cho phép nhiều đơn vị tham gia xây dựng mã nguồn cơ sở và người dùng cuối cũng được tham gia từ đầu.
3. Các ý tưởng đa dạng được đóng góp từ các tên tuổi lớn đến các công ty nhỏ mới khởi nghiệp.
4. Có nguồn lực tốt với các nhà phát triển được thúc đẩy bởi khả năng cộng tác sáng tạo (xem điểm 2 và 3).
5. Dùng thử dễ dàng.
6. Các công ty chỉ cần một khoản đầu tư nhỏ cũng có thể tạo tiếng vang lớn với các dự án nguồn mở.

Lý do có rất nhiều dự án nguồn mở mới được tạo ra hiện nay là bởi các công ty cuối cùng đã nhận ra việc đổ hàng chục triệu đô la vào các dự án để xây dựng các nền tảng mà cơ hội thành công thấp là không hiệu quả. Những gì chúng ta đang chứng kiến là hành động hợp lý: đầu tư nguồn lực vừa phải cùng với những người khác để xem bạn có thể (hợp sức) thiết lập một nền tảng phổ biến không.

Giá trị và mô hình kinh doanh?

Vấn đề lớn nhất chống lại nguồn mở trước giờ đó là "cho đi những thứ khó kiếm ra tiền"!

Đã có một sự thay đổi quan trọng trong cách mọi người nghĩ về việc đầu tư/thu lợi từ nguồn mở. Giai đoạn đầu chứng kiến "mở" như là một tập hợp những sự tin tưởng. Thật ngạc nhiên, chúng ta vẫn thấy các công nghệ lớn đang được hỗ trợ bởi các tình nguyện viên nhiệt tình, không mệt mỏi làm việc chỉ để có lời cám ơn từ một ít người xa lạ.

Sau một vài năm, một mô hình mới xuất hiện: mô hình Mở + Hỗ trợ. Kể từ khi Red Hat cho thế giới thấy họ có thể kiếm tiền với mô hình này, hàng trăm công ty đã cố gắng để trở thành giống như Red Hat. Thật không may, điều này thực sự rất khó. Nó đòi hỏi bộ mã nguồn mở tương đối hoàn chỉnh, được hiểu rõ, cung cấp giải pháp đột phá có thể kiếm tiền nhờ việc đóng gói, hỗ trợ và dịch vụ.

Sau một thời gian, một mô hình thứ ba xuất hiện được gọi là "Nhân mở” (open core). Nguồn mở trong mô hình này trở thành thứ cung cấp miễn phí nhưng phiên bản doanh nghiệp thì phải mua.

Hiện nay được cho là đã bước vào giai đoạn thứ tư với mô hình Mở + [Giá trị]. Người ta nhận ra rằng trong nhiều trường hợp, không thể kiếm tiền chỉ từ nền tảng mở, hoặc nếu có thể thì cũng kiếm không được là bao (không đủ bù đắp chi phí).

Vì thế, mỗi công ty trong hệ sinh thái này phải quyết định giá trị gắn với nền tảng mở. Đối với một số công ty, đó là ứng dụng. Đó cũng có thể phần cứng, dịch vụ, tự động hoá hay tích hợp hệ thống ... Nền tảng tạo nên thị trường cực lớn và đa dạng.

Từ IoT đến xe kết nối mạng, việc hợp tác xoay quanh mô hình nền tảng mở đang làm thay đổi các ngành nghề. Giờ là lúc từ bỏ những nhận thức cũ về nguồn mở và nhìn nhận nó theo hiện tại: cần thiết cho việc mở rộng các cơ hội thị trường.

Nguồn tin: m.pcworld.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sự kiện
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay6,440
  • Tháng hiện tại337,852
  • Tổng lượt truy cập32,595,095
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây