Về phía trường ĐH DL Hải Phòng có Ông Bùi Tá Ký - Chủ tịch Hội đồng quản trị lâm thời, GS.TS. NGƯT Trần Hữu Nghị - Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, trưởng các đơn vị phòng ban, khoa, trung tâm, bộ môn trong trường, toàn thể giảng viên, cựu sinh viên và sinh viên khoa CNTT cùng các cán bộ trung tâm thông tin thư viện đã đến tham dự báo cáo tại Hội nghị. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá hoạt động khoa học của khoa CNTT trong giai đoạn 2002 - 2012 và định hướng phát triển trong các năm tới 2012 - 2015 và có nhiều các báo cáo về các lĩnh vực mới trong CNTT khác nhau được các nhà khoa học, đại điện các cơ quan doanh nghiệp, các thầy cô giáo trình bày và thảo luận tại Hội nghị.
GS.TS. NGƯT Trần Hữu Nghị phát biểu chào mừng Hội nghị
Ths. Nguyễn Thị Xuân Hương, khoa CNTT thông qua chương trình Hội nghị
Ths. Vũ Anh Hùng, khoa CNTT báo cáo tổng kết hoạt động khoa học
Trong báo cáo tổng kết hoạt động khoa học của khoa CNTT giai đoạn 2002 - 2012 Ths. Vũ Anh Hùng đã đưa ra những kết quả đã đạt được trên nhiều lĩnh vực hoạt động khoa học khác nhau: 8 báo cáo tại các Hội thảo Quốc tế ICARCV, APCCS, KSE, RIVF, ACOMP; 43 báo cáo tại các Hội thảo quốc gia về CNTT & Truyền thông, Hội nghị khoa học quốc gia về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng CNTT; 5 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế: tạp chí quốc tế IJDTA, IJCSIS, Tin học và Điều khiển, Đại học Quốc gia, 10 đề tài NCKH cấp trường của giảng viên được triển khai và nghiệm thu thành công trong đó có 3 đề tài đã được triển khai ứng dụng ngay vào các công việc của phòng ban trong trường mang lại hiệu quả công việc cao; hướng dẫn 16 đề tài sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, trong đó có 4 đề tài đã được giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học các năm 2008, 2009 của Bộ GD&ĐT; 9 bài báo đăng trên bản tin Khoa học và Đào tạo nhà trường; 10 báo cáo tại Hội nghị khoa học của trường tổ chức vào năm 2007; nghiên cứu triển khai đưa vào giảng dạy Tin học văn phòng theo chuẩn quốc tế ICDL và tổ chức thi thành công chứng chỉ ICDL để làm chuẩn đầu ra về Tin học cho toàn bộ sinh viên các năm cuối trong trường (bắt đầu từ khóa 10 ngành CNTT và khóa 11 toàn trường với tổng số chứng chỉ ICDL sinh viên thi đạt được đến nay là trên 2500).
Thông qua các con số thống kê trên, có thể thấy số lượng và chất lượng của các hoạt động khoa học ngày càng tăng và tỉ lệ thuận với sự phát triển của đội ngũ giảng viên. Nếu như những năm đầu tiên mới chủ yếu tập trung vào công tác giảng dạy và tham gia rất ít các hoạt động khoa học thì trong những năm gần đây, các giảng viên của khoa đã dần chiếm lĩnh và làm chủ trong hầu hết các nhiệm vụ khoa học với rất nhiều các đề tài được nghiệm thu chất lượng, các bài báo được báo cáo và đăng trên các kỷ yếu Hội nghị quốc tế có uy tín, các tạp chí chuyên ngành.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục trong giai đoạn tới, đó là: sự tham gia hoạt động khoa học của các cán bộ, giảng viên chưa đồng đều mới chỉ tập trung vào một số giảng viên, còn một số giảng viên chưa tham gia hoặc tham gia rất ít; vẫn còn nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên và một số ít đề tài của giảng viên triển khai chưa thành công; việc chuyển giao công nghệ để đưa kết quả của các đề tài vào áp dụng cho các công việc thực tế, giảng dạy chưa được nhiều; và một số giải pháp khắc phục, định hướng cho sự phát triển hoạt động khoa học của khoa CNTT trong 5 năm tới cũng đã được nêu ra trong Hội nghị.
Trong Hội nghị này có 18 báo cáo khoa học đã được trình bày, trong đó 4 báo cáo mời đã được trình bày tại phiên toàn thể Hội nghị và 14 của các giảng viên khoa CNTT & cán bộ Trung tâm Thông tin Thư viện được trình bày tại 2 tiểu ban: Công nghệ phần mềm, Mạng và hệ thống thông tin:
Ông Lê Trung Nghĩa, Bộ KHCN, thành viên VFOSSA, chuyên gia về PMTDNM trình bày báo cáo
"An ninh không gian mạng và xu thế chuyển sang công nghệ mở"
Ông Trương Anh Tuấn, Phó chủ tịch, Trưởng ban phát triển cộng đồng VFOSSA với báo cáo
"Cộng đồng Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam vì sự phát triển"
Ks. Đỗ Văn Chính, Trung tâm dữ liệu & CNTT - Cục Hải quan Hải Phòng trình bày báo cáo
"Ứng dụng chữ ký điện tử trong thủ tục hải quan điện tử"
Ks. Đỗ Duy Trung, Aptech Hải Phòng trình bày báo cáo
"Lập trình viết ứng dụng cho mạng xã hội"
Ths. Vũ Anh Hùng, khoa CNTT trình bày báo cáo
"Chương trình hỗ trợ theo dõi thông tin ra vào lớp của giảng viên trường ĐHDL HP"
Ths. Nguyễn Trịnh Đông, khoa CNTT với báo cáo
"A study development of programmable system on a chip"
Ths. Nguyễn Thị Xuân Hương, khoa CNTT với báo cáo
"Phân tích quan điểm và một số tiếp cận"
Ths. Phùng Anh Tuấn, khoa CNTT trình bày báo cáo
"Service oriented architecture survey"
Ths. Nguyễn Thị Thanh Thoan, khoa CNTT trình bày báo cáo
"Tìm hiểu ngôn ngữ R trong khai phá dữ liệu"
Ths. Đỗ Văn Chiểu, khoa CNTT trình bày báo cáo
"Vết thời gian và các ứng dụng trong đặc tả và kiểm chứng các hệ phân tán thời gian thực"
Ths. Đỗ Xuân Toàn, khoa CNTT với báo cáo
"Kỹ thuật truyền file multicast"
Ks. Bùi Huy Hùng. Trung tâm TTTV với báo cáo
"Mô hình quản lý mạng và kinh nghiệm từ thực tiễn công tác"
TS. Hồ Thị Hương Thơm, khoa CNTT với báo cáo
"Phương pháp phát hiện ảnh có giấu tin"
Ths. Trần Ngọc Thái, khoa CNTT với báo cáo
"Ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong y tế"
Ths. Ngô Trường Giang, khoa CNTT trình bày báo cáo
"Đối sánh hình dạng dựa trên đồ thị xương"
Ths. Vũ Mạnh Khánh, khoa CNTT với báo cáo
"Cấu trúc mạng GSM và các dịch vụ trên mạng GSM"
Và các báo cáo của Ths. Trương Hoàng Dũng, Trung tâm TTTV trình bày về "New campaign to embed descriptive and rights information in digital media in dspace for copyright management"; sinh viên Vũ Mạnh Báu, CT1201 với bài trình bày "Giải pháp tin học quản lý phiếu đánh giá hàng tháng tại trường ĐHDL HP"
Về phía nhà trường có Ông Bùi Tá Ký - Chủ tịch Hội đồng quản trị lâm thời, GS.TS. NGƯT Trần Hữu Nghị - Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, trưởng các đơn vị phòng ban, khoa, trung tâm, bộ môn trong trường, toàn thể giảng viên, cựu sinh viên và sinh viên khoa CNTT cùng các cán bộ trung tâm thông tin thư viện đã đến tham dự báo cáo tại Hội nghị. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá hoạt động khoa học của khoa CNTT trong giai đoạn 2002 - 2012 và định hướng phát triển trong các năm tới 2012 - 2015 và có nhiều các báo cáo về các lĩnh vực mới trong CNTT khác nhau được các nhà khoa học, đại điện các cơ quan doanh nghiệp, các thầy cô giáo trình bày và thảo luận tại Hội nghị.
GS.TS. NGƯT Trần Hữu Nghị phát biểu chào mừng Hội nghị
Ths. Nguyễn Thị Xuân Hương, khoa CNTT thông qua chương trình Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Ths. Vũ Anh Hùng, khoa CNTT báo cáo tổng kết hoạt động khoa học
Trong báo cáo tổng kết hoạt động khoa học của khoa CNTT giai đoạn 2002 - 2012 Ths. Vũ Anh Hùng đã đưa ra những kết quả đã đạt được trên nhiều lĩnh vực hoạt động khoa học khác nhau: 8 báo cáo tại các Hội thảo Quốc tế ICARCV, APCCS, KSE, RIVF, ACOMP; 43 báo cáo tại các Hội thảo quốc gia về CNTT & Truyền thông, Hội nghị khoa học quốc gia về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng CNTT; 5 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế: tạp chí quốc tế IJDTA, IJCSIS, Tin học và Điều khiển, Đại học Quốc gia, 10 đề tài NCKH cấp trường của giảng viên được triển khai và nghiệm thu thành công trong đó có 3 đề tài đã được triển khai ứng dụng ngay vào các công việc của phòng ban trong trường mang lại hiệu quả công việc cao; hướng dẫn 16 đề tài sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, trong đó có 4 đề tài đã được giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học các năm 2008, 2009 của Bộ GD&ĐT; 9 bài báo đăng trên bản tin Khoa học và Đào tạo nhà trường; 10 báo cáo tại Hội nghị khoa học của trường tổ chức vào năm 2007; nghiên cứu triển khai đưa vào giảng dạy Tin học văn phòng theo chuẩn quốc tế ICDL và tổ chức thi thành công chứng chỉ ICDL để làm chuẩn đầu ra về Tin học cho toàn bộ sinh viên các năm cuối trong trường (bắt đầu từ khóa 10 ngành CNTT và khóa 11 toàn trường với tổng số chứng chỉ ICDL sinh viên thi đạt được đến nay là trên 2500).
Thông qua các con số thống kê trên, có thể thấy số lượng và chất lượng của các hoạt động khoa học ngày càng tăng và tỉ lệ thuận với sự phát triển của đội ngũ giảng viên. Nếu như những năm đầu tiên mới chủ yếu tập trung vào công tác giảng dạy và tham gia rất ít các hoạt động khoa học thì trong những năm gần đây, các giảng viên của khoa đã dần chiếm lĩnh và làm chủ trong hầu hết các nhiệm vụ khoa học với rất nhiều các đề tài được nghiệm thu chất lượng, các bài báo được báo cáo và đăng trên các kỷ yếu Hội nghị quốc tế có uy tín, các tạp chí chuyên ngành.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục trong giai đoạn tới, đó là: sự tham gia hoạt động khoa học của các cán bộ, giảng viên chưa đồng đều mới chỉ tập trung vào một số giảng viên, còn một số giảng viên chưa tham gia hoặc tham gia rất ít; vẫn còn nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên và một số ít đề tài của giảng viên triển khai chưa thành công; việc chuyển giao công nghệ để đưa kết quả của các đề tài vào áp dụng cho các công việc thực tế, giảng dạy chưa được nhiều; và một số giải pháp khắc phục, định hướng cho sự phát triển hoạt động khoa học của khoa CNTT trong 5 năm tới cũng đã được nêu ra trong Hội nghị.
Trong Hội nghị này có 18 báo cáo khoa học đã được trình bày, trong đó 4 báo cáo mời đã được trình bày tại phiên toàn thể Hội nghị và 14 của các giảng viên khoa CNTT & cán bộ Trung tâm Thông tin Thư viện được trình bày tại 2 tiểu ban: Công nghệ phần mềm, Mạng và hệ thống thông tin:
TS. Lê Trung Nghĩa, Bộ KHCN, thành viên VFOSSA, chuyên gia về PMTDNM trình bày báo cáo
"An ninh không gian mạng và xu thế chuyển sang công nghệ mã mở"
Ths. Trương Anh Tuấn, Phó chủ tịch, Trưởng ban phát triển cộng đồng VFOSSA với báo cáo
"Cộng đồng Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam vì sự phát triển"
Ks. Đỗ Văn Chính, Trung tâm dữ liệu & CNTT - Cục Hải quan Hải Phòng trình bày báo cáo
"Ứng dụng chữ ký điện tử trong thủ tục hải quan điện tử"
Ks. Đỗ Duy Trung, Aptech Hải Phòng trình bày báo cáo
"Lập trình viết ứng dụng cho mạng xã hội"
Ths. Vũ Anh Hùng, khoa CNTT trình bày báo cáo
"Chương trình hỗ trợ theo dõi thông tin ra vào lớp của giảng viên trường ĐHDL HP"
Ths. Nguyễn Trịnh Đông, khoa CNTT với báo cáo
"A study development of programmable system on a chip"
Ths. Nguyễn Thị Xuân Hương, khoa CNTT với báo cáo
"Phân tích quan điểm và một số tiếp cận"
Ths. Phùng Anh Tuấn, khoa CNTT trình bày báo cáo
"Service oriented architecture survey"
Ths. Nguyễn Thị Thanh Thoan, khoa CNTT trình bày báo cáo
"Tìm hiểu ngôn ngữ R trong khai phá dữ liệu"
Ths. Đỗ Văn Chiểu, khoa CNTT trình bày báo cáo
"Vết thời gian và các ứng dụng trong đặc tả và kiểm chứng các hệ phân tán thời gian thực"
Ths. Đỗ Xuân Toàn, khoa CNTT với báo cáo
"Kỹ thuật truyền file multicast"
Ks. Bùi Huy Hùng. Trung tâm TTTV với báo cáo
"Mô hình quản lý mạng và kinh nghiệm từ thực tiễn công tác"
TS. Hồ Thị Hương Thơm, khoa CNTT với báo cáo
"Phương pháp phát hiện ảnh có giấu tin"
Ths. Trần Ngọc Thái, khoa CNTT với báo cáo
"Ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong y tế"
Ths. Ngô Trường Giang, khoa CNTT trình bày báo cáo
"Đối sánh hình dạng dựa trên đồ thị xương"
Ths. Vũ Mạnh Khánh, khoa CNTT với báo cáo
"Cấu trúc mạng GSM và các dịch vụ trên mạng GSM"
Và các báo cáo của Ths. Trương Hoàng Dũng, Trung tâm TTTV trình bày về "New campaign to embed descriptive and rights information in digital media in dspace for copyright management"; sinh viên Vũ Mạnh Báu, CT1201 với bài trình bày "Giải pháp tin học quản lý phiếu đánh giá hàng tháng tại trường ĐHDL HP"
Giảng viên khoa CNTT sau khi Hội nghị khoa học thành công
Tác giả: Nguyễn Thế Hùng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn