3 thành phố lớn "bắt tay" xây dựng Chính phủ điện tử

Thứ sáu - 17/08/2012 03:07
ICTnews - Ngày 15/8/2012, đại diện 3 Sở TT&TT Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM đã cùng thảo luận bàn tròn để ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong việc ứng dụng CNTT và xây dựng Chính phủ điện tử tại 3 thành phố này.



Cái "bắt tay" hợp tác đầy ý nghĩa giữa 3 Sở TT&TT Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM

Chính sách quốc gia về phát triển PMNM: Còn nhiều bức xúc.

Với chủ đề "Đồng bộ giữa ứng dụng với phát triển công nghiệp CNTT và liên kết các thành phố lớn trong phát triển và ứng dụng CNTT", diễn đàn đã thu hút  sự tham gia của đại diện Bộ TT&TT, Hội Tin học Việt Nam, CLB Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam - VFOSSA, các chuyên gia tư vấn và lãnh đạo một số công ty về CNTT.

Các đại biểu đều "gặp nhau" ở một điểm chung, đó là: sử dụng phần mềm nguồn mở (PMNM) trong ứng dụng Chính phủ điện tử để phát triển hệ sinh thái CNTT là phù hợp với nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, việc thiếu chính sách cho ứng dụng PMNM trong cơ quan Nhà nước đã tạo rào cản cho sự phát triển.

Ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho rằng: "Cần có chính sách mang tầm quốc gia về phát triển PMNM trong cơ quan Nhà nước, từ đó doanh nghiệp nhìn thấy có thị trường mới tập trung nguồn lực để phát triển giải pháp ứng dụng CNTT".

Đồng tình với ý kiến trên, ông Phạm Kim Sơn - Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho rằng: "Những nỗ lực của Bộ TT&TT trong thời gian qua về phát triển PMNM mới dùng lại ở... Thông tư, Chỉ thị; thiếu một chính sách quốc gia đủ mạnh để thúc đẩy PMNM phát triển". "Nếu không có chính sách cho PMNM thì những nỗ lực của các địa phương chỉ là nỗ lực riêng lẻ, manh mún và đến lúc nào đó, nó sẽ chết yểu. Điều này dẫn theo hệ lụy các doanh nghiệp cung cấp giải pháp CNTT sử dụng PMNM cũng không có đất sống", ông Sơn trăn trở.

Đại diện Công ty Cổ phần NetNam cũng hiến kế: "Chính phủ cần có chính sách thúc đẩy ứng dụng với phát triển công nghiệp CNTT như đối với sự phát triển Internet cách đây 15 năm. Nhờ chính sách đúng nên đã làm thay đổi hoàn toàn bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam".

Bắt tay liên kết giữa 3 thành phố lớn

Các đại biểu, chuyên gia tham gia tọa đàm đều đánh giá cao sự bắt tay giữa 3 Sở TT&TT Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM để cùng phối hợp lực lượng, tạo sức mạnh liên kết triển khai phát triển công nghiệp CNTT của Việt Nam. Mục tiêu là hình thành những thành phố mạnh về CNTT, hướng đến nước mạnh về CNTT và cùng thực hiện định hướng CNTT là "hạ tầng của hạ tầng".

Ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam nhận định: "Đây là 3 địa phương "đầu tàu" trong việc phát triển ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam, do đó cần hợp lực trong việc đề xuất, định hướng các phần mềm ứng dụng và nền tảng ứng dụng dùng chung giữa các thành phố lớn để tăng hiệu quả đầu tư CNTT. Đồng thời, góp phần hình thành chuẩn chung cho hệ thống ứng dụng CNTT của các địa phương và tạo ra lực lượng cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn phù hợp trên toàn quốc".

Theo ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT), Bộ TT&TT đánh giá cao sáng kiến trong việc hợp tác phát triển công nghiệp CNTT giữa 3 thành phố đồng thời đề nghị các địa phương cần có  chương trình chia sẻ nguồn lực nhằm tăng tốc ứng dụng CNTT và phát triển đồng đều ngành CNTT.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm này, đại diện của 3 Sở TT&TT Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đã ký kết bản ghi nhớ liên kết 3 thành phố về chia sẻ công nghệ, tri thức, nguồn lực về ứng dụng CNTT và phát triển công nghiệp CNTT cũng như thống nhất cách định hướng chiến lược, tiếp cận việc sử dụng công nghệ trong ứng dụng CNTT và xây dựng Chính phủ điện tử tại 3 thành phố.

Tác giả: Đoàn Hạnh - ICTnews

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê
  • Đang truy cập125
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm124
  • Hôm nay13,602
  • Tháng hiện tại404,779
  • Tổng lượt truy cập29,637,126
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây