Raspberry Pi vừa tung ra một phiên bản hệ điều hành thử nghiệm cho PC và Mac với tên gọi Pixel OS.
Nhân dịp đầu Xuân Đinh Dậu 2017, giới CNTT-TT Việt Nam tổ chức chương trình thường niên Gặp gỡ ICT. Đây là dịp để toàn thể cộng đồng CNTT-TT gặp gỡ, vui xuân cùng các Hội, Hiệp hội ngành CNTT-TT cả nước, cơ quan quản lý nhà nước, viện, trường và bè bạn trong nước và quốc tế.
Khi quyết định số 235/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 02/03/2004 phê duyệt Dự án tổng thể "ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008" ra đời có thể coi là bước tiên phong của Việt Nam trong việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở, nó được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển đột phá về công nghệ. Tuy nhiên, đến năm 2016, sau 12 năm được thúc đẩy ở Việt Nam, việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở vẫn còn ở khâu “thay đổi nhận thức”. Hãy cùng chúng tôi tổng kết lại các hoạt động về phần mềm nguồn mở Việt Nam cũng như trên thế giới năm 2016 và những đề xuất chính sách đối với việc phát triển phần mềm nguồn mở trong giai đoạn mới, khi phong trào phần mềm nguồn mở trên thế giới đã đạt được những bước tiến vượt bậc so với 12 năm trước.
Toàn văn Tham luận của VFOSSA tại Đại hội VIII Hội Tin học Việt Nam (VAIP) do ông Nguyễn Hồng Quang - Chủ tịch VFOSSA - trình bày.
Sáng ngày 17/2/2017, đoàn VFOSSA bao gồm chủ tịch và các phó chủ tịch cùng một số UVBCH tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tin học Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 - 2021. Buổi chiều cùng ngày, đoàn VFOSSA tham gia sự kiện thường niên Gặp gỡ ICT - Xuân Đinh Dậu.
Sáng kiến “Ứng dụng mã nguồn mở xây dựng website tích hợp cơ sở dữ liệu thông tin khoa học và công nghệ” (TT-KHCN) của anh Lý Minh Phương- viên chức Trung tâm Thông tin và Thống kê KHCN- Sở KHCN tỉnh- là một trong những công nghệ mã nguồn mở, đang được ưu tiên triển khai sử dụng trong cơ quan nhà nước. Sáng kiến này còn giúp rút ngắn khoảng cách tiếp cận thông tin KHCN giữa thành thị và nông thôn.
Ngày 13/3, ĐH Đông Á (Đà Nẵng) ký kết hợp tác đào tạo Mã nguồn mở và An ninh mạng với Viện LPI (Nhật Bản), Công ty Evolable Asia cho sinh viên trong trường.
Thời gian tới, Hiệp hội Linux Nhật Bản, ĐH Đông Á và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ hợp tác đào tạo kỹ sư mã nguồn mở, cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp 2 nước.
Báo điện tử Kinh tế & Đô thị đưa tin: "Để làm chủ công nghệ, Bộ TT&TT đang chỉ đạo triển khai hai nội dung lớn là tăng cường làm chủ phần mềm nguồn mở. Đây là vấn đề rất quan trọng khi chúng ta làm chủ được phần mềm nguồn mở thì chúng ta sẽ chủ động vấn đề an toàn thông tin. Tuy nhiên cộng đồng nguồn mở Việt Nam hiện nay còn nghèo nên cần nhiều biện pháp tiếp tục hỗ trợ cộng đồng này. "
Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông - Bộ Thông tin và Truyền thông đưa tin về sự kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của VFOSSA!