Xây dựng hệ sinh thái nguồn mở VFOSSA trong xu hướng chuyển dịch số

Thứ sáu - 26/05/2017 01:56
Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông - Bộ Thông tin và Truyền thông đưa tin về sự kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của VFOSSA!
Ngày 20-5, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (2017- 2019). Đông đảo các đại biểu đã tham dự trực tiếp và trực tuyến, đặc biệt, Đại hội vinh dự có sự góp mặt của TS. Bùi Mạnh Hải - Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, TS. Phùng Văn Ổn - Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, TS. Đào Đình Khả - Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT và TS. Nguyễn Trọng Đường - Giám đốc VNCER, Bộ TT&TT.

Đại hội bắt đầu bằng lễ kết nạp 6 hội viên mới gồm: Viện Tin học Doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa (Bộ Công thương); Công ty TNHH Giải pháp phần mềm S.W.E.E.T, Công ty Cổ phần Công nghệ HiNet Việt Nam, Công ty cổ phần đào tạo công nghệ ITPLUS và Công ty TNHH IZISolution.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch nhiệm kỳ II VFOSSA báo cáo tổng kết nhiệm kỳ II (2014 – 2016) và chương trình hành động nhiệm kỳ III (2017 – 2019) của Ban chấp hành CLB VFOSSA, trong đó tóm lược những hoạt động của CLB nhiệm kỳ II; đánh giá chung hoạt động của CLB cả nhiệm kỳ I và II; đánh giá bối cảnh công nghệ trên thế giới và Việt Nam, mục tiêu chiến lược của nhiệm kỳ III: Xây dựng hệ sinh thái nguồn mở VFOSSA và đề xuất một số biện pháp và chỉ tiêu cụ thể.

 

Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch nhiệm kỳ II VFOSSA báo cáo tổng kết nhiệm kỳ II (2014 – 2016) và chương trình hành động nhiệm kỳ III (2017 – 2019) của Ban chấp hành CLB VFOSSA

Cụ thể, trong nhiệm Kỳ II (2014 – 2016), những hoạt động phong trào thường niên đặc trưng của cộng đồng phần mềm tự do nguồn mở (PMNM) và của VFOSSA như ngày SFD, thi Olimpic PMNM… vẫn được duy trì đều đặn và ngày càng đi vào nề nếp; VFOSSA đã góp phần cho sự ra đời của cộng đồng PMNM OpenCPS trong năm 2016 và gần đây hơn, cộng đồng IOCV đầu năm 2017…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, VFOSSA còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý, tổ chức mà nguyên nhân chính là do chậm đổi mới, thiếu tính chất “mở” và chưa xây dựng được hệ sinh thái nguồn mở phù hợp để kết nối hội viên và phát triển bền vững.

Trong khi đó sự chuyển dịch số (Dx - digital tranformation) trong trào lưu Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (IR 4.0) đã trở thành một xu hướng tự nhiên mà cả thế giới đã và đang bị cuốn theo. Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu doanh nghiệp/tổ chức không hiểu xu hướng này và không nhanh chóng thay đổi, tất yếu sẽ dẫn tới thất bại trong ngắn hạn hoặc dài hạn trên thị trường. Chính vì vậy, VFOSSA  xác định mục tiêu chiến lược nhiệm kỳ III (2017 - 2019) là: Xây dựng hệ sinh thái nguồn mở VFOSSA trong xu hướng chuyển dịch số.

Theo đó, Hệ sinh thái nguồn mở VFOSSA được xem như phương tiện để tạo hệ sinh thái kinh doanh cho các doanh nghiệp trong xu hướng chuyển dịch số chứ không phải mục đích của hệ sinh thái. PMNM sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp để giảm chi phí bản quyền phần mềm, phát triển các dịch vụ sản phẩm mới theo hướng tạo cộng đồng, tạo hệ sinh thái bền vững.

Những yêu cầu với mô hình hệ sinh thái nguồn mở VFOSSA

- Phù hợp với những mô hình hệ sinh thái nguồn mở của thế giới; tránh lặp lại những nghiên cứu về hệ sinh thái mã nguồn mở đã có.

- Không lẫn lộn giữa góc nhìn kỹ thuật với góc nhìn kinh doanh - Hệ sinh thái nguồn mở VFOSSA sẽ nhấn mạnh góc nhìn kinh doanh. Vai trò và trách nhiệm của VFOSSA trong hệ sinh thái này là kết nối, xúc tiến, tạo thuận lợi và duy trì “luật chơi” theo tinh thần nguồn mở.

- Chỉ rõ các thành phần cấu thành hệ sinh thái, vai trò của mỗi thành phần và mối liên hệ giữa chúng theo một sơ đồ dễ hiểu, giúp mỗi thành viên của VFOSSA có thể nhanh chóng định vị được mình trong hệ sinh thái này, thấy tiềm năng cũng như đóng góp của mình cho hệ sinh thái.

-  Mô hình phải có tính mở và mềm dẻo cao, cho phép hiệu chỉnh, sửa đổi; cùng những công cụ đi kèm cho phép quản lý và báo cáo hiện trạng của hệ sinh thái.

Việc thông qua  mô hình hệ sinh thái nguồn mở VFOSSA, áp dụng mô hình cho các hội viên và quan sát viên của VFOSSA, giúp VFOSSA đưa ra những khuyến cáo kịp thời cho các thành viên của mình cũng như điều chỉnh chương trình hành động, định hướng phát triển, thậm chí là mục tiêu chiến lược của VFOSSA trong các giai đoạn tới.

 

Toàn cảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của VFOSSA

Tại Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành VFOSSA nhiệm kỳ III bao gồm 27 người.  TS. Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch VFOSSA nhiệm kỳ II, tiếp tục được Ban chấp hành bầu vào vị trí Chủ tịch VFOSSA nhiệm kỳ III./.


Nguồn tin: ictvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sự kiện
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay4,057
  • Tháng hiện tại149,897
  • Tổng lượt truy cập31,357,565
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây