Software Heritage - Dự án thư viện mã nguồn phần mềm khổng lồ đã ra mắt

Thứ ba - 05/07/2016 11:04
Software Heritage - Dự án thư viện mã nguồn phần mềm khổng lồ đã chính thức ra mắt với tham vọng thu thập, bảo quản, và chia sẻ tất cả các phần mềm có mã nguồn được công bố công khai.
Software Heritage cho rằng: Phần mềm là chìa khóa thu thập thông tin và là một phần cơ bản của di sản nhân loại
Software Heritage cho rằng: Phần mềm là chìa khóa thu thập thông tin và là một phần cơ bản của di sản nhân loại

Dự án Software Heritage (di sản phần mềm) được xây dựng với sứ mệnh thu thập, sắp xếp, bảo tồn và tạo một kênh truy cập tiện lợi nơi các nhà phát triển có thể dễ dàng tìm thấy mã nguồn của tất cả các phần mềm vừa được công bố. Các nhà sáng lập của sự án Software Heritage cho rằng: Phần mềm là chìa khóa thu thập thông tin và là một phần cơ bản và quý giá của di sản nhân loại.

Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo được một kênh chia sẻ kiến thức rộng lớn về phần mềm, lập trình cũng như trở thành một nguồn tham khảo chất lượng cho các nhà phát triển trên toàn thế giới. Thậm chí còn hơn thế nữa vì nhờ các công cụ khai phá dữ liệu từ Software Heritage, người ta có thể nhìn thấy quá khứ, hiện tại của tất cả các phần mềm trên thế giới, và biết đâu qua đó sẽ giúp hé mở nhiều thứ cho tương lai của ngành phần mềm.

Dù mới chỉ chính thức khởi động nhưng dự án đã  thu lượm được một lượng mã nguồn khổng lồ nhất nhì thế giới từ các kho mã nguồn như Github, Debian, GNU... Hệ thống thống kê số lượng mã nguồn được thu thập của Software Heritage cho biết Software Heritage đã đạt tới 2,6 tỷ file nguồn, gần 600 triệu commit và 22,8 triệu dự án phần mềm.


Hình 2: Thông tin thống kê trên Software Heritage

Phần lớn số này bao gồm các phần mềm nguồn mở (không bao gồm các dự án phái sinh) từ GitHub, các gói mã nguồn được cộng đồng phần mềm tự do Debian phân phối (từ 08/2015) cùng một số thu thập được từ dự án GNU (từ 08/2015).

Dự án được khởi xướng viện nghiên cứu INRIA của Pháp vào năm 2015, đơn vị này cũng chính là nơi cung cấp hầu hết nhân lực cho dự án. Nhà sáng lập kiêm giám đốc Software Heriatage là Roberto Di Cosmo. Hiện có 29 tổ chức tuyên bố ủng hộ dự án, đáng chú ý có công ty Microsoft là đối tác cung cấp hạ tầng Azuze và Viện nghiên cứu Dans là đối tác khoa học quốc tế của dự án.

Các nhà phát triển hiện đã có thể đối chiếu xem mã nguồn của họ có mặt ở kho này chưa, tuy nhiên vẫn chưa thể truy cập và sử dụng kho mã nguồn đồ sộ này. Bạn có thể đối chiếu xem mã nguồn của bạn có trên kho chưa bằng cách truy cập địa chỉ www.softwareheritage.org, kéo tập tin bất kỳ trong phần mềm của bạn vào khung kiểm tra hoặc nhập mã SHA1 của tập tin (Hình 3).


Hình 3: Kéo các tập tin cần kiểm tra vào khung này để thực hiện việc kiểm tra file.

Hệ thống sẽ trả về kết quả cho biết bao nhiêu % trong số các tệp tin này có mặt trên kho của Software Heritage và đó là các tệp tin nào (hình 4)


Hình 4: Kết quả kiểm tra một số tập tin trong bộ phần mềm nguồn mở NukeViet của Việt Nam
bản mới nhất (NukeViet CMS 4.0) đã có mặt trên kho code của Software Heritage

Software Heritage đang kêu gọi tài trợ, tham gia vào các cộng đồng nghiên cứu (để giải quyết các thách thức về mặt khoa học của dự án) và code cho Software Heritage (hỗ trợ lập trình cho các phần mềm phục vụ dự án).

Trong lộ trình phát triển, Software Heritage sẽ cho phép các nhà phát triển đưa dự án của mình lên kho của Software Heritage để thự hiện việc chủ động lưu trữ, cho truy xuất nguồn gốc phần mềm/ mã, duyệt các mã nguồn được lưu trữ, tìm kiếm toàn văn mã nguồn và cho phép tải về mã nguồn của các dự án.

Tác giả: Nguyễn Thế Hùng

Nguồn tin: ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sự kiện
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay8,053
  • Tháng hiện tại380,648
  • Tổng lượt truy cập32,637,891
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây