Thực tế, 49,2% trong tổng số 1.000 trang web đông người truy cập nhất thế giới sử dụng Nginx để xử lý việc đưa trang web tới một trình duyệt. Đây là công việc cực kỳ phức tạp.
Công nghệ của Nginx vượt xa so với các đối thủ cạnh tranh bao gồm IIS của Microsoft (chiếm 6,8%), Google server (chiếm 9,8%) và server web Apache (chiếm 26,6%). Ngay cả NASA cũng sử dụng Nginx cho trang web truyền video từ tàu thăm dò Curiosity Mars tới hàng triệu người xem cùng lúc.
Apache chẳng là gì so với Nginx
Thậm chí Nginx còn có cơ hội phát triển mạnh hơn nữa với sự trỗi dậy mạnh mẽ của microservices, xu hướng xây dựng phần mềm từ nhiều mảnh nhỏ tại Slicon Valley. Công nghệ của Nginx đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp tất cả các mảnh này lại với nhau bất kể chúng sử dụng công nghệ của nhà cung cấp nào.
"Chúng tôi đang đổi mới xung quanh chính chúng tôi", Gus Robertson, CEO Nginx chia sẻ.
Với sự hợp tác cùng Telstra, Nginx sẽ mở rộng kinh doanh trên toàn cầu. Các công ty viễn thông như Telstra rất ưa thích công nghệ của Nginx, Robertson nói. Và quan trọng hơn, họ có các kết nối tại Úc và xa hơn. Vì vậy, với sự hỗ trợ của Telstra, đây là thời điểm chín muồi để mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.
Khoảng trống để phát triển
Nhưng sự phổ biến của Nginx cũng đưa hãng này vào một thế khó. Hầu hết các fan hâm mội của Nginx sử dụng phiên bản Nginx miễn phí, mã nguồn mở, không phải trả bất cứ một xu bản quyền phần mềm nào cho công ty. Các công ty nổi tiếng khác như Docker và Canonical cũng phải đối mặt với khó khăn tương tự.
Để thực sự kiếm được tiền, Nginx có một vài chiến lược khác. Đầu tiên, hãng này tung ra Nginx Plus, một phiên bản thu phí tốt hơn nhiều so với phiên bản miễn phí và cung cấp các công cụ quản lý chuyên sâu hơn cho các ứng dụng web của khách hàng.
"Nginx Plus không chỉ là một dịch vụ web nó có thể có thể làm nhiều hơn", Robertson nói.
Thứ hai, hãng này có mảng tư vấn, nơi mà các chuyên gia giúp đỡ khách hàng cài đặt và quản lý nền tảng dựa trên Nginx. Đây là một mảng cực kỳ quan trọng khi các công ty chuyển hướng sang microservices, nó có thể trở một thế giới mới cho các công ty thường xây dựng phầm mềm theo cách truyền thống.
Mảng kinh doanh này đang tăng trưởng nhanh chóng, theo Robertson, với doanh thu hơn 300% vào năm 2015 so với năm 2014. Tuy nhiên, Nginx từ chối tiết lộ chi tiết tài chính và không bình luận về việc công ty có lãi hay không.
Ngay cả NASA cũng phải sử dụng công nghệ của Nginx
Robertson cũng chia sẻ rằng công ty của ông không việc gì phải tích cực tìm kiếm vốn bởi đã có đủ kinh phí hoạt động trong thời gian dài. Telstra đến với Nginx cùng một kế hoạch mở rộng toàn cầu và đúng lúc đó Nginx cũng quyết định rằng đã tới thời điểm để gọi vốn.
Các nhà đầu tư hiện tại của Nginx bao gồm New Enterprise Associates, e.ventures, Runa Capital và Index Ventures cũng góp vốn cho công ty trong vòng gây vốn vừa rồi. Như vậy, tính cả vòng gây vốn mới nhất, số vốn mà Nginx gọi được từ khi thành lập vào năm 2011 tới nay đã tăng lên mức 41 triệu USD.
Tuy nhiên, Nginx vẫn giữ mọi thứ ở mức khiêm tốn. Ngay cả khi phục vụ số lượng khách hàng và người dùng cực kỳ lớn số lượng nhân viên của hãng cũng mới vượt mốc 100 người gần đây. Và Robertson cho biết công ty của ông đang cố tránh cập nhật các tính năng rác. Nginx sẽ chỉ bổ sung các tính năng mà người dùng thực sự cần.
"Chúng tôi không cố gắng vá sản phẩm quá nhiều", Robertson nói. "Chúng tôi rất thận trọng với những tính năng mà chúng tôi thêm vào".
Do cốt lõi của Nginx là phần mềm nguồn mở nên bất kỳ nhà phát triển nào ở bất cứ đâu cũng có thể tải nó về, tinh chỉnh nó và tải lên các bản sửa lỗi, cải tiến và mã nguồn chính. Do vậy, Nginx Plus hoàn toàn có thể tốt lên ngay cả khi Nginx không cần dành nhiều thời gian hay tiền bạc để cải thiện cốt lõi của sản phẩm.
"Mô hình và cộng đồng mã nguồn mở là một thang máy tự nâng chính nó", Robertson nói.
Tác giả: Neo
Nguồn tin: genk.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn