Các nền hành chính nhà nước của châu Âu, Việt Nam, Úc và New Zealand sẽ tăng cường hợp tác

Thứ sáu - 28/11/2014 01:49
Bài dịch: Thông cáo báo chí về việc ký kết thỏa thuận hợp tác tăng cường sự hợp tác và tạo thuận lợi cho sử dụng lại và phát triển chung các giải pháp CNTT-TT và các tài sản có liên quan cho các nền hành chính nhà nước giữa Việt Nam, Liên minh châu Âu, Úc và New Zealand.
Tất cả các chính phủ đang đối mặt với cặp đôi các sức ép phải làm nhiều hơn với ít tài nguyên hơn trong khi cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của các công dân cho các dịch vụ số giàu tính năng hơn. Các chính phủ hiện đại đang xử trí với thách thức này bằng việc tích cực thúc đẩy việc chia sẻ và sử dụng lại các khả năng của họ xuyên khắp các cấp hành chính nhà nước.
 
Ủy ban châu Âu đã thỏa thuận với các đại diện chính phủ Việt Nam, Úc và New Zealand để thúc đẩy việc chia sẻ và sử dụng lại các giải pháp và các thực tiễn CNTT của họ. Bằng việc liên kết các nền tảng của họ cho việc chia sẻ tri thức cộng tác, cả 4 bên cùng hình thành một cầu nối để tăng cường sự hợp tác và tạo thuận lợi cho sử dụng lại và phát triển chung các giải pháp CNTT-TT và các tài sản có liên quan cho các nền hành chính nhà nước.
 
Quan hệ đối tác chiến lược mới này chào đón các chính phủ khác tham gia vào.
 
Mùa hè vừa qua, các đại diện của các chính phủ đã làm việc hướng tới một Thỏa thuận Hành chính. Tài liệu đó đã được Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở của Việt Nam (Vietnam's National Centre for Research and Development of Open Technologies) - RDOT (một phần của Bộ Khoa học và Công nghệ), Trung tâm Công nghệ Mở - OTF (một tổ chức được thành lập để hỗ trợ các chính phủ ở Úc và New Zealand), và Ủy ban châu Âu, ký kết.
 
Thay mặt Ủy ban châu Âu, Thỏa thuận Hành chính đó đã được Tổng Giám đốc về CNTT, Stephen Quest, ký.
 
Việc sử dụng lại các giải pháp CNTT đã được chứng minh tính hữu dụng của chúng trong khu vực nhà nước trong việc cho phép các nền hành chính tiết kiệm tiền của những người đóng thuế”, Tổng Giám đốc Quest nói. “Sử dụng lại rút ngắn thời gian cần thiết để phát triển, làm gia tăng chất lượng của các dịch vụ chính phủ điện tử và thúc đẩy tính tương hợp của các hệ thống CNTT khu vực nhà nước”.
 
Sự nhất quán và phương pháp luận
Thỏa thuận hợp tác này nhằm hỗ trợ khu vực chính phủ khắp trên thế giới trong việc cân nhắc, chia sẻ và sử dụng lại các giải pháp CNTT-TT. Các nền hành chính nhà nước sẽ làm việc hướng tới một phương pháp chung cho việc đặt chỗ hosting và trình bày các giải pháp CNTT-TT có khả năng sử dụng lại được. Việt Nam, Úc và New Zealand đang thí điểm các cổng trực tuyến dựa vào nền tảng Joinup của Ủy ban châu Âu.
 
Việc liên kết tự động các nền tảng sẽ làm cho dễ dàng hơn để tìm và sử dụng lại các giải pháp CNTT-TT, làm gia tăng hiệu quả và sự chắc chắn của thông tin được các máy tính xử lý. Các bên sẽ làm việc theo một phương pháp nhất quán, chính thống để cho phép việc chia sẻ tri thức tự động này, bằng việc sử dụng ADMS, một đặc tả được Chương trình của Liên minh châu Âu về các Giải pháp Tương hợp cho các Nền hành chính Nhà nước châu Âu (ISA), sử dụng.
 
Thỏa thuận Hành chính này là kết quả của một cuộc gặp gỡ giữa RDOT, OTF và ISA của EC, đã diễn ra đúng một năm trước ở Brussels.
 
Nhiều thông tin hơn có tại:
http://ec.europa.eu/isa/news/2013/isa-its-way-strategic-partnership-with-australia-nz-vietnam_en.htm
Tin tức của ISA
 
https://joinup.ec.europa.eu/community/osor/news/european-examples-make-case-open-source-vietnam
Tin tức của OSOR
 
https://joinup.ec.europa.eu/community/osor/news/australia-new-zealand-vietnam-and-ec-coalesce-platforms-sharing-and-re-use
Tin tức của OSOR

Tác giả: Gijs Hillenius, Lê Trung Nghĩa dịch

Nguồn tin: vnfoss.blogspot.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sự kiện
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay13,057
  • Tháng hiện tại410,184
  • Tổng lượt truy cập32,667,427
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây