Thay đổi tư duy
Hệ điều hành mở vẫn được xem là một món hàng xa xỉ với phần đông người sử dụng trên toàn thế giới. Với mọi máy tính được bán ở cửa hàng, cửa hiệu hoặc máy tính do chính các công ty chuyên ngành sản xuất ra thì đều tích hợp một HĐH nào đó của Microsoft hoặc của Apple. “Việc một người thích trải nghiệm chuyển sang dùng một hệ điều hành khác được xem như một sự thay đổi lớn trong việc đi tìm những cái mới và có phần mạo hiểm”, một nhà quan sát đánh giá. Và điều quan trọng là phần lớn các phần mềm được thử nghiệm lại là các hệ điều hành mã nguồn mở. Điều đó còn có một ý nghĩa quan trọng với cộng đồng mã nguồn mở thế giới trong việc giới thiệu các thành quả trí tuệ của mình với đông đảo người dùng.Chấp nhận rủi ro
Theo các đánh giá gần đây, khả năng bảo mật của các hệ điều hành mã nguồn mở thường là khá tệ hoặc nếu muốn nói là không có nhiều. Các nhà nghiên cứu Đức thậm chí còn cho rằng, 300.000 thiết bị dùng Android – một dạng hệ điều hành mã nguồn mở do Google xây dựng đang bị kiểm soát hoặc có khả năng nhiễm virus. “Việc sử dụng các hệ điều hành mã nguồn mở thường đi kèm với việc người sử dụng ít có điều kiện để tự bảo vệ mình”, Laptop Magazine đánh giá. Sự thực là cộng đồng phát triển các HĐHM luôn khẳng định là an toàn nhất vì chúng nhận được sự hỗ trợ của cả cộng đồng. Tuy nhiên, về lý thuyết thì có thể nói như vậy nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.
“Vấn đề quan trọng là sự hỗ trợ tức thời chỉ là việc bình thường. Microsoft, Symbian, Mac, Unix,… mọi HĐH khi trục trặc thì cơ quan quản lý đều có biện pháp hỗ trợ tức khắc”, CNET lập luận. Nhưng có đến được với người sử dụng không thì lại là một vấn đề. Hãy nhìn tấm “gương” của Google, với tiềm lực hùng mạnh cùng một đội ngũ kỹ sư hàng đầu, Android của họ phát triển với tốc độ 3 tháng một phiên bản. Tuy thế, dường như họ chỉ tập trung vào việc phát triển còn vấn đề bảo mật lại bị gạt qua một bên. Trước các cảnh báo 300.000 thiết bị Android đã bị tấn công – Google chưa đưa ra bản vá lỗi và cách thức trám lỗ hổng ở người tiêu dùng. Thậm chí có giải pháp thì chưa chắc đã thực thi được.
“Android sẽ trở thành mục tiêu tấn công mới của hacker tương tự như Windows” – một chuyên gia bảo mật đánh giá. Việc sử dụng một HĐHM vì thế, sẽ mang nhiều rủi ro hơn bởi các cơ chế bảo vệ không đồng nhất. Tuy thế, việc “dấn thân mạo hiểm” của những dùng thử phần mềm mã nguồn mở lại được các nhà quan sát đánh giá khá cao. “Ý thức mình đang làm việc trong một môi trường không thực sự an toàn sẽ giúp người dùng cảnh giác hơn. Nó giúp họ tránh được các vụ lừa đảo vốn rất phổ biến ở trên mạng. Nếu so sánh với việc ai đó tin dùng Windows hay Mac nhưng rồi lại rất ỉ y khi không có bất kỳ biện pháp đề phòng nào đến mỗi – một thống kê gần đây ở Việt Nam cho biết, gần 90% người dùng “nhờn mặt” với virus nhưng vẫn “phớt tỉnh Ăng-lê” thì đó quả là một sự tiến hóa về nhận thức của người dùng” .
Và tiết kiệm
Với việc tham qua công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, gần đây, Chính Phủ Việt Nam đã có những động thái mạnh trong việc “đánh” các công ty để “làm gương” trong việc sử dụng các phần mềm lậu. Theo các thống kê không chính xác thì gần như 99,99% người dùng ở Việt Nam đều xài các bản Windows không có bản quyền cùng nhiều phần mềm crack khác. Điều này vi phạm nghiêm trọng các ký kết của Việt Nam.
Như vậy, để tránh bị phạt vạ, các doanh nghiệp và cá nhân chỉ còn có 2 giải pháp, hoặc bỏ một số tiền khổng lồ mua các phần mềm bản quyền và lặp lại việc ấy trong một thời gian nhất định bởi các key cho từng phần mềm thường chỉ có hiệu lực trong 1, 2 hoặc 3 năm. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì điều này sẽ đưa đến kết quả là tiền mua các phần mềm sẽ bằng tiền mua… máy tính. Giải pháp thứ hai xem ra có vẻ tốt, tiết kiệm và nhẹ nhàng hơn – đó là chuyển qua dùng hệ điều hành mở cùng các phần mềm mở khác. “Đó sẽ lại tiếp tục là một sự mạo hiểm khác nhưng rất có ý nghĩa”, chuyên gia của DailyTech đánh giá.
Tác giả: Ngọc Thi
Nguồn tin: xahoithongtin.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn