Tại các điểm dừng: thị xã mới Hoàng Mai - Nghệ An, Đồng Hới - Quảng Bình, Nha trang - Khánh Hoà và Tp Huế, đoàn Caravan cùng các doanh nghiệp đã có các chương trình quà tặng thiết thực cho các Trường học và học sinh CNTT trong các buổi giao lưu tại địa phương.
Nhật ký Vietnam ICT Caravan 2013 ngày 28/8/
2013
Khởi hành từ Hà Nội, đoàn Caravan của Hội tin học Việt Nam (VAIP) do Chủ tịch Bùi Mạnh Hải dẫn đầu với sự tham gia của các UVBCH VAIP, Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA), Lãnh đạo nhóm tư vấn chính sách Think Tank, Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành.
Đoàn tập trung ở ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi và khởi hành lúc 6h sáng ngày 28.08.2013, đi đường vành đai 3 rồi thẳng hướng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Kiểm tra và chỉnh trang quân số trên đường đi.
Đoàn đi qua địa phận Hà Nam, Nam Định. Xe của Hải Phòng đã nhập đoàn tại Quốc Lộ 10 (tiếp giáp Nam Định - Ninh Bình).
Đoàn đã qua Ninh Bình, dọc theo quốc lộ 1A tiến vào địa phận Thanh Hóa. Xe Thanh Hóa dẫn đoàn qua địa phận Nghệ An.
Đoàn đi qua Cầu Hàm Rồng
Sở TTTT Nghệ An đón, dẫn đoàn từ đầu địa giới, tới Hoàng Mai - thị xã mới thành lập của tỉnh Nghệ An.
Dừng chân tại Hoàng Mai
Đoàn Giao lưu với Sở TTTT và giới CNTT tỉnh Nghệ an và Thị xã Hoàng Mai, Trao máy tính cho Trường THCS Quỳnh Trang - Hoàng Mai - Nghệ An (cùng tham gia: Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền và Bí Thư TX Hoàng Mai).
Tiếp đó, đoàn Caravan ngắm cảnh và nghỉ trưa tại Đền Cờn - bãi biển Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Đoạn đường mà đoàn Caravan đã đi qua.
Bãi biển Quỳnh Phương
Bãi biển Quỳnh phương là bãi biển đầu tiên mà đoàn đặt chân đến. Điểm nhấn của biển Quỳnh Phương là đền Cờn, một trong bốn đền nổi tiếng của Nghệ An được nhắc đến trong câu ca dao: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Mã, tứ Trưng”. Đền Cờn tại xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Đền Cờn thờ Tứ vị thánh nương, các bà thường hiển linh về giúp nhân dân trong vùng. Sau các bà được Vua (Trần Thái Tông hay vua Lê Thánh Tông) phong làm '''Nam hải Tứ đại Thánh nương'''. Vua Trần Thái Tông, vua Lê Thánh Tông, vua Quang Trung khi đi đánh trận đều qua đền lập đàn tế lễ, cầu xin Tứ vị thánh nương phù hộ cho quân ta thắng trận. Có thể nói đền Cờn là một trong những đền thiêng nhất Nghệ An. Chuyện các bà hiển linh được nhiều người nhắc đến. Đền Cờn là di tích văn hóa cấp quốc gia.
Chụp ảnh lưu niệm tại bãi biển Quỳnh Phương
Sau khi giao lưu cùng Hội Tin học Nghệ An, đoàn khởi hành đi Vinh, qua Hà Tĩnh.
Đoàn đã đi qua Ngã Ba Đồng Lộc và viếng 10 cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tại đây.
Đoạn đường mà đoàn Caravan đã đi qua và địa điểm Ngã 3 Đồng Lộc trên bản đồ GPS.
Ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam.Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc.
Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 22.
Trưa ngày 24 tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, 1 quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia đình.
Sở TTTT Hà Tĩnh đưa đoàn thắp hương tại đài tưởng niệm, sau đó đoàn tiếp tục hành trình tới Quảng Bình.
Sau khi được xe Quảng Bình đón, dẫn đoàn từ đầu địa giới Quảng Bình, đoàn Tập kết tại Khách sạn Công đoàn - Nhật Lệ - Tp. Đồng Hới.
Trao tặng máy tính cho Quảng Bình
Đoàn kết thúc hành trình ngày thứ nhất tại Quảng Bình.
Nhật ký Vietnam ICT Caravan 2013 ngày 29/8/
2013
Bình minh trên bãi biển Nhật Lệ
Ngày 29/08/2013, đoàn Caravan tiếp tục khởi hành từ Khách sạn Công Đoàn - Nhật Lệ qua đặt vòng hoa tại tượng đài mẹ Suốt.
Tượng đài mẹ Suốt...
... nằm bên cửa sông Nhật Lệ
Đoàn Caravan làm lễ dâng hương lên Mẹ.
Mẹ Suốt, tên thật Nguyễn Thị Suốt (1906-1968), là một nữ Anh hùng, người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua sông Nhật Lệ trong những năm 1964 - 1967.
Ngày 21 tháng 8 năm 1968, trong một lần đi ở bến đò Bảo Ninh sơ tán ở phía nam cách bến đò cũ 3 km, mẹ Nguyễn Thị Suốt mất trong một trận bom bi oanh tạc. Sau đó bà được Nhà nước công nhận liệt sĩ. Năm 1980, Ủy ban Nhân dân thị xã Đồng Hới đã cho dựng bia đài Mẹ Suốt nằm giữa trung tâm bến đò. Hiện nay ngay gần cầu Nhật Lệ là con đường Mẹ Suốt, là nơi đặt bức tượng mẹ Suốt. Bức tượng được khánh thành năm 2003, tác giả là nhà điêu khắc Phan Đình Tiến.
Chụp ảnh kỷ niệm bên tượng đài mẹ Suốt.
Tiếp đó đoàn qua thăm Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
Bên trên địa đạo Vịnh Mốc
Có 2 lỗ thông hơi thế này để thông gió trên hệ thống địa đạo Vịnh Mốc
Những quả bom còn sót lại, có những quả một người lớn có thể chui vào trong.
Xuống địa đạo từ cửa số 3
Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một công trình quân - dân sự trong Chiến tranh Việt Nam của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm chống lại các cuộc tấn công của phía Việt Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hệ thống địa đạo tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972.
"Nhà" của một gia đình 4 người trong địa đạo Vịnh Mốc
Nhà Hộ Sinh trong địa đạo Vịnh Mốc
Đoàn chụp ảnh kỷ niệm tại cửa ra biển của địa đạo Vịnh Mốc
Bãi biển xinh đẹp này từng một thời là nơi đạn bm khói lửa.
Ảnh: Bãi biển nhìn từ trên địa đạo Vịnh Mốc.
Trên đường vào Huế, đoàn đi qua Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải và chụp ảnh lưu niệm tại Cột cờ giới tuyến (vĩ tuyến 17) bên bờ Hiền Lương.
Dâng hương các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9
Thăm Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 xong, đoàn tiếp tục đi qua thành cổ Quảng Trị.
Tại Thành cổ Quảng Trị
Thăm Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị - nơi ghi nhớ những hònh ảnh, hiện vật của một thời khói lửa.
Trong ảnh: hướng dẫn viên đang kể câu chuyện cha con ông lão ngư dân Triệu Phong ngày đêm chở bộ đội và vũ khí tiếp sức cho Thành Cổ.
Trong lúc chờ xe của VTV và Quảng Trị nhập đoàn, mọi người đã kịp ghé qua biển Cửa Việt để ngắm cảnh.
Tại địa phận tiếp giáp giữa Quảng Trị và Huế, trời đột nhiên mưa lớn, tắc đường kéo dài và tầm nhìn bị hạn chế đã khiến một số xe xảy ra va chạm, rất may nhờ có sự giúp sức của cảnh sát dẫn đường nên đoàn xe mau chóng vượt qua khu vực tắc đường để sang địa phận Huế.
Tại Huế, Ban tổ chức đã chờ sẵn và làm lễ đón đoàn Caravan Hà Nội một cách trọng thể tại Khách sạn Xanh - Huế.
BTC đón tiếp đoàn tại
Khách sạn Xanh - Huế
Kết thúc hành trình từ Hà Nội vào Huế, ngay buổi tối cùng ngày, đoàn đã có buổi giao lưu vui vẻ với hơn 500 khách mời trong buổi tiệc chiêu đãi của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, bắt đầu cho một loạt các sự kiện tại Huế.
Phát biểu chào mừng của BTC
Đoàn VFOSSA đi giao lưu với mọi người.
Sẵn sàng cho một loạt các sự kiện.
Như vậy, hành trình Caravan từ Hà Nội vào Huế đã diễn ra thuận lợi với đầy ắp các sự kiện ý nghĩa. Thành công của Vietnam ICT Caravan 2013 không thể không kể đến sự đón tiếp nhiệt tình của Hội tin học, Sở TT&TT, UBND các tỉnh bạn, nơi đoàn đi qua. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại tại Vietnam ICT Caravan 2014 với hành trình hướng về Quảng Ninh.
Tin và Ảnh: Nguyễn Hữu Thành, Nguyễn Thế Hùng.