Vào lúc 9h00 sáng thứ 6, ngày 18/02/2022 Hội tin học Việt Nam - VAIP cùng với Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam - VFOSSA sẽ tổ chức buổi meeting online để phổ biến quy chế, tư vấn và giải đáp thắc mắc cho các đội thi tham gia khối thi Phần mềm nguồn mở - Cuộc thi Olympic Tin học lần thứ 30.
Chiều thứ 4 ngày 19/01/2022, Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam - VFOSSA đã tổ chức buổi meeting online để phát động và phổ biến quy chế của cuộc thi PMNM - Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30 (OLP) và đã thu hút được rất nhiều sinh viên, các trường Đại học/Cao đẳng tham gia.
Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam - VFOSSA là đơn vị hỗ trợ Hội tin học Việt Nam tại Cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30 (OLP) - khối thi Phần mềm nguồn mở. Theo đó, VFOSSA sẽ tổ chức buổi meeting online giải đáp các thắc mắc về cuộc thi vào lúc 15h00 thứ 4 ngày 19/01/2022
VFOSSA tiếp tục đồng hành cùng Cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30 (OLP) - khối thi Phần mềm nguồn mở. Cuộc thi năm nay sẽ diễn ra tại Đại học FPT. Ban tổ chức đã công bố chi tiết quy chế cuộc thi năm nay cũng như thư viện nguồn mở để các đội thi chuẩn bị và tìm hiểu để đăng ký tham gia.
Ngày 10/12/2020, Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở (VFOSSA) tiếp tục đồng hành với Ban tổ chức Cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên toàn quốc năm 2020 (OLP) - hạng mục Phần mềm nguồn mở diễn ra tại Đại học Cần Thơ.
Mặc dù được hưởng lợi khá nhiều từ những phần mềm nguồn mở khi trở thành một trong 20 quốc gia sử dụng nó nhiều nhất trên thế giới nhưng Việt Nam lại không đóng góp mấy vào sự phát triển của lĩnh vực này. Điều đó cho thấy, Việt Nam đang đi ngược lại với triết lý xây dựng cộng đồng nguồn mở của thế giới, thậm chí chưa xây dựng được văn hóa sử dụng nguồn mở.
Ngày 27/4/2020, Chủ tịch VFOSSA - Ông Nguyễn Hồng Quang đã có lời kêu gọi đến toàn thể thành viên về việc tham gia hỗ trợ cộng đồng phần mềm nguồn mở Bluezone, phần mềm giúp truy tìm F1, F2 phòng chống dịch Covid-19. Dưới đây là nguyên văn lời kêu gọi của ông.
Liên minh CoMeet gồm 5 thành viên cho biết sẽ ra mắt chùm giải pháp tư vấn, thiết kế, triển khai, tích hợp, hỗ trợ và bảo trì hệ thống video conference (họp trực tuyến) trên nền tảng phần mềm nguồn mở Jitsi trong tháng 4 này.
Nhằm trao đổi nghiên cứu thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, tiếp nối với hội thảo trước đây về Xây dựng Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng với Hội Thư viện Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam và Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn Mở Việt Nam cùng Câu lạc bộ Khoa - Viện - Trường Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam đồng chủ trì và tổ chức hội thảo này.
Báo Dân Trí vừa có bài viết về anh Lê Quang Hiếu - ủy viên thường vụ VFOSSA - vì những đóng góp của anh tại tập đoàn Viettel về lĩnh vực điện toán đám mây. VFOSSA đăng lại nguyên văn bài viết.