VFOSSA khảo sát lấy ý kiến góp ý & đánh giá thông tư 20/2014/TT-BTTTT

Thứ bảy - 09/11/2019 12:23
Nhằm đánh giá hiệu quả và tính thực tiễn mà Thông tư 20 đem lại cho các doanh nghiệp trong việc triển khai phần mềm nguồn mở cho các cơ quan tổ chức nhà nước. Từ đó VFOSSA sẽ có đề xuất cụ thể với Bộ TT&TT có sửa đổi cho phù hợp, tạo cơ hội cho việc triển khai PMNM được dễ dàng hơn. VFOSSA tiến hành khảo sát đối với toàn bộ doanh nghiệp thành viên VFOSSA

Thông tin chung về việc khảo sát lấy ý kiến góp ý & đánh giá thông tư 20/2014/TT-BTTTT

Khảo sát này là bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp thành viên VFOSSA (nhưng không hạn chế đối với các doanh nghiệp khác, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp không phải thành viên VFOSSA vẫn có thể tham gia khảo sát).

Vui lòng hoàn tất khảo sát trực tuyến tại đây: https://forms.gle/GgogK3x75txVgWgp8

Thời hạn hoàn thành: 15/11/2019

Tóm tắt về thông tư 20

Ngày 5/12/2014, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký ban hành Thông tư 20/2014/TT-BTTTT (Thông tư 20) quy định về các sản phẩm phần mềm nguồn mở (PMNM) được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước.

Có hiệu lực từ ngày 20/1/2015, Thông tư 20 thay thế cho Thông tư 41/2009/TT-BTTTT (Thông tư 41) ngày 30/12/2009 ban hành Danh mục các sản phẩm phần mềm nguồn mở đáp ứng yêu cầu sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước.

Theo thông tư 20, sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước phải đáp các tiêu chí về chức năng, tính năng kỹ thuật bao gồm: phần mềm có các chức năng, tính năng kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc các quy định, hướng dẫn tương ứng về ứng dụng CNTT trong các cơ quan, tổ chức nhà nước; phần mềm đáp ứng được yêu cầu tương thích với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hiện có của các cơ quan, tổ chức.

Bên cạnh đó, các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước còn phải đáp ứng tiêu chí về tính mở và tính bền vững của phần mềm. Cụ thể, phần mềm phải đảm bảo các quyền: tự do sử dụng phần mềm không phải trả phí bản quyền, tự do phân phối lại phần mềm, tự do sửa đổi phần mềm theo nhu cầu sử dụng, tự do phân phối lại phần mềm đã chỉnh sửa (có thể thu phí hoặc miễn phí); phần mềm phải có bản mã nguồn, bản cài đặt được cung cấp miễn phí trên mạng; có điểm ngưỡng thất bại PoF từ 50 điểm trở xuống và điểm mô hình độ chín nguồn mở OSMM từ 60 điểm trở lên (thang điểm 100).

Căn cứ những tiêu chuẩn trên, thông tư 20 quy định cụ thể Danh mục 31 sản phẩm thuộc 11 loại phần mềm được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước.

Thông tư 20/2014/TT-BTTTT quy định rõ: Các cơ quan, tổ chức nhà nước khi có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước để đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc thuê sử dụng các loại phần mềm có trong Danh mục hoặc các loại phần mềm trên thị trường đã có sản phẩm phần mềm nguồn mở tương ứng thỏa mãn các tiêu chí trên (quy định tại Điều 3 Thông tư 20) thì phải ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phần mềm nguồn mở tương ứng, đồng thời phải thể hiện rõ sự ưu tiên này trong các tài liệu như thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch đầu tư, hồ sơ mời thầu, yêu cầu chào hàng, yêu cầu báo giá hoặc các yêu cầu mua sắm khác.

Đồng thời, các cơ quan, tổ chức nhà nước phải đảm bảo không đưa ra các yêu cầu, điều kiện, tính năng kỹ thuật có thể dẫn đến việc loại bỏ các sản phẩm phần mềm nguồn mở trong các tài liệu như thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch đầu tư, hồ sơ mời thầu, yêu cầu chào hàng, yêu cầu báo giá hoặc các yêu cầu mua sắm khác.

Xem chi tiết tại đây: http://mic.gov.vn/Pages/VanBan/10139/20_2014_TT-BTTTT.html
 Từ khóa: OSMM, PoF

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây