Tổng kết khối thi Phần mềm nguồn mở - cuộc thi Cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên toàn quốc lần thứ 30

Chủ nhật - 27/03/2022 00:50
Giải nhất khối thi Phần mềm nguồn mở - cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30 (được tổ chức ở đại học FPT Hà Nội) thuộc về đội thi của Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn, giải nhì thuộc về đội thi đến từ Đại học mở Hà Nội, giải ba là đội thi đến từ trường Đại học công nghệ TpHCM - HUTECH
Tổng kết khối thi Phần mềm nguồn mở - cuộc thi Cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên toàn quốc lần thứ 30

Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam là sáng kiến của Hội Tin học Việt Nam (VAIP), Hội Sinh viên Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm động viên phong trào học tập tin học và khuyến khích các tài năng tin học trẻ. Cuộc thi được tổ chức lần đầu vào năm 1992 và được duy trì tổ chức hằng năm cho đến nay. Cuộc thi luôn nhận được sự tham gia nhiệt tình từ sinh viên từ các trường Đại học và Cao đẳng từ khắp nơi trên cả nước. Đây cũng là cột mốc đánh dấu kỷ niệm 30 năm phong trào Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam (1992-2021) và 15 năm Việt Nam tham gia Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC (2006-2021).

Buổi khai mạc được diễn ra vào sáng ngày 23/3 tại Campus FPTU Hòa Lạc của Đại học FPT với sự quy tụ của 700 sinh viên, 120 huấn luyện viên từ 68 trường Đại học và Cao đẳng. 

Tham dự Lễ Khai mạc Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30, Procon và ICPC Asia Hanoi 2021 có ông Bùi Thế Duy - thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Nguyễn Tường Lâm - bí thư BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ông Lê Công Lương - UV đoàn chủ tịch, phó tổng thư ký Liên Hiệp các Hội KHKT Việt Nam, đại diện TP Hà Nội, Lãnh đạo Tập đoàn FPT, Lãnh đạo Tổ chức Giáo dục FPT, Trường ĐH FPT cùng các thầy cô giáo đến từ các trường ĐH trên cả nước đã nhiều năm gắn bó với phong trào Olympic, các cựu thí sinh Olympic. Đại diện cho VFOSSA tham dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Hồng Quang (Chủ tịch VFOSSA) và ông Nguyễn Thế Hùng (Phó Chủ tịch VFOSSA, đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng giám khảo khối thi Phần mềm nguồn mở).

Lễ khai mạc cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30
Lễ khai mạc cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30
Xem video tại đây!
Ông Nguyễn Hồng Quang Chủ tịch VFOSSA tham dự lễ khai mạc cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30
Ông Nguyễn Hồng Quang - Chủ tịch VFOSSA tham dự lễ khai mạc cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30
Ông Nguyễn Thế Hùng Phó Chủ tịch VFOSSA tham dự lễ khai mạc cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30
Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch VFOSSA tham dự lễ khai mạc cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30

Phần thi Phần mềm nguồn mở (khối H) là 1 trong những hạng mục thi chính trong cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30, trong đó có 24 thí sinh (tạo thành 8 đội) đến từ 6 trường Đại học đăng ký tham gia. Cũng như những năm trước, VFOSSA vẫn tiếp tục là đơn vị đứng ra tổ chức, ra đề và chấm thi cho hạng mục này. Đồng hành với VFOSSA là sự hỗ trợ về công tác tổ chức và chuyên môn của đội ngũ phát triển NukeViet và Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES) với việc cung cấp các huấn luyện viên (mentor) cho 8 đội thi nhằm hỗ trợ các đội thi, tư vấn và giải đáp thắc mắc cũng như tổ chức đào tạo online cho các đội trong suốt 3 tháng diễn ra các hoạt động của phần thi phụ (Xem thêm tại đây).

Hội đồng giám khảo khối thi Phần mềm nguồn mở năm nay gồm có ông Nguyễn Thế Hùng - Chủ tịch HĐGK, Trưởng BGK phụ trách ra đề là anh Phan Tấn Dũng (thành viên phát triển nhân hệ thống NukeViet), hai thành viên BGK là ông Vũ Văn Thảo (thành viên phát triển nhân hệ thống của NukeViet) và anh Hoàng Văn Tuyên (lập trình viên của VINADES).

Hội đồng giám khảo phần thi Phần mềm nguồn mở năm nay Ông Nguyễn Thế Hùng, ông Vũ Văn Thảo, anh Hoàng Văn Tuyên
Hội đồng giám khảo phần thi Phần mềm nguồn mở năm nay - Ông Nguyễn Thế Hùng, ông Vũ Văn Thảo, anh Hoàng Văn Tuyên (từ trái qua phải)

Phần thi Phần mềm nguồn mở thi theo mô hình Hackathon diễn ra trong vòng 6 tiếng liên tục. Đề thi năm nay tiếp tục sử dụng thư viện nguồn mở của Việt Nam là NukeViet để giải quyết một số bài toán/vấn đề nhất định cho nó. Cách thức chấm điểm tương tự như năm 2020: Trong toàn bộ thời gian thi, thí sinh không chỉ tập trung giải một bài toán duy nhất do Ban Tổ Chức (BTC) công bố trước khi thi; Kết quả thi không chỉ căn cứ vào đáp án của bài thi, mà BTC sẽ có thang điểm chấm cho toàn bộ quá trình thí sinh tham gia lập trình, từ kỹ năng code, kỹ năng sử dụng các công cụ làm việc nguồn mở, kỹ năng làm việc nhóm… cuối cùng mới là sản phẩm.

Chùm ảnh phần thi Phần mềm nguồn mở cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên toàn quốc lần thứ 30
Chùm ảnh phần thi Phần mềm nguồn mở cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên toàn quốc lần thứ 30 1
Chùm ảnh phần thi Phần mềm nguồn mở cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên toàn quốc lần thứ 30 2
Chùm ảnh phần thi Phần mềm nguồn mở cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên toàn quốc lần thứ 30 3
Chùm ảnh phần thi Phần mềm nguồn mở cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên toàn quốc lần thứ 30 (Xem thêm tại đây)
Đại diện các đoàn, các thí sinh cùng HĐGK khối thi Phần mềm nguồn mở
Đại diện các đoàn, các thí sinh cùng HĐGK khối thi Phần mềm nguồn mở - Cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên toàn quốc lần thứ 30 chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc phần thi chính.

Sau 4 ngày diễn ra kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30 (OLP’21), Procon Việt Nam và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC Asia Hanoi, lễ bế mạc và trao giải đã diễn ra tối ngày 25/03/2022. Tham dự lễ bế mạc kỳ thi có Ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Ông Phạm Đức Long, thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Cùng đại diện các đơn vị tài trợ, các thầy cô và gần 700 lượt sinh viên, 120 huấn luyện viên từ 68 trường Đại học và Cao đẳng với gần 535 sinh viên chính thức dự thi 5 khối thi, đội tuyển tranh tài Procon và Kỳ thi ICPC với 126 đội tuyển.

Lễ bế mạc cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên toàn quốc lần thứ 30
Lễ bế mạc cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên toàn quốc lần thứ 30.
- Ảnh: Fanpage Đại học FPT Hà Nội

Kết quả khối thi Phần mềm nguồn mở của Olympic Tin học sinh viên Việt Nam lần thứ 30 như sau:

- Giải nhất: Đội VKU_01 (gồm các thí sinh Mai Văn Quang, Thái Thị Quỳnh Nga và Trần Thanh Hoàng) đến từ trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn.

- Giải nhì: Đội FFC01 (gồm các thí sinh Nguyễn Xuân Dương, Vũ Văn Thế và Trần Thị Ánh) đến từ trường Đại học mở Hà Nội.

- Giải ba: Đội HUTECH_IoT_2 (gồm các thí sinh Phạm Hữu Kỳ, Tô Minh Phương và Phạm Dĩ Khang) đến từ trường Đại học công nghệ TpHCM - HUTECH.

Ông Nguyễn Thế Hùng Phó chủ tịch VFOSSA & ông Lê Hồng Hà
Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch VFOSSA & ông Lê Hồng Hà - Phó chủ tịch VAIP trao giải cho các đội nhất, nhì, ba của khối thi Phần mềm nguồn mở cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên toàn quốc lần thứ 30 - Ảnh: Fanpage Đại học FPT Hà Nội

Ngoài ra, năm nay VFOSSA tổ chức thêm phần thi phụ (không bắt buộc) trước thời gian diễn ra phần thi chính của cuộc thi nhằm giúp các thí sinh làm quen với kỹ năng lập trình với phần mềm nguồn mở nói chung và NukeViet nói riêng. Phần thi phụ này cũng được VFOSSA trực tiếp trao giải cho các đội thi đạt được thành tích xuất sắc. Mỗi đội được trao giấy chứng nhận của cộng đồng NukeViet, tiền thưởng của VFOSSA và 2 phần quà được tài trợ bởi Công ty i3 Network Systems, với mỗi phần quà là 2 sản phẩm Edimax EW-7438RPn Mini Wi-Fi Extender (trị giá 1,2 triệu/sản phẩm).

Kết quả của phần thi phụ như sau:

- Giải vì cộng đồng nguồn mở (dành cho đội thi đã công bố nhiều sản phẩm miễn phí cho cộng đồng nhất lên kho ứng dụng NukeViet (NukeViet Store) và được nhiều người tải về nhất): Đội HUTECH_IoT_2 gồm các thí sinh Phạm Hữu Kỳ, Tô Minh Phương và Phạm Dĩ Khang đến từ trường Đại học công nghệ TpHCM - HUTECH.

- Giải nhà phát triển nguồn mở tiềm năng (dành cho đội thi có nhiều đóng góp nhất lên kho code chính thức của NukeViet): Đội FFC02 gồm các thí sinh Nguyễn Văn Úc, Trần Hoài Thu và Nguyễn Hữu Tình đến từ trường Đại học Mở Hà Nội.

Ông Nguyễn Thế Hùng đại diện VFOSSA trao giải Vì cộng đồng nguồn mở cho đội HUTECH IoT 2 của trường Đại học công nghệ TpHCM
Ông Nguyễn Thế Hùng đại diện VFOSSA trao giải Vì cộng đồng nguồn mở cho đội HUTECH_IoT_2 của trường Đại học công nghệ TpHCM
 
Ông Nguyễn Thế Hùng đại diện VFOSSA trao giải Nhà phát triển nguồn mở tiềm năng cho đội FFC02 của trường Đại học Mở Hà Nội
Ông Nguyễn Thế Hùng đại diện VFOSSA trao giải Nhà phát triển nguồn mở tiềm năng cho đội FFC02 của trường Đại học Mở Hà Nội.

Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn Ban quản trị và Đội ngũ phát triển NukeViet đã hỗ trợ VFOSSA trong công tác ra đề và chấm thi, cảm ơn VINADES đã hỗ trợ công tác tổ chức, cung cấp các huấn luyện viên (mentor) cho 8 đội thi nhằm hỗ trợ các đội trong suốt 3 tháng diễn ra các hoạt động của phần thi phụ cũng như trong 3 ngày thi chính. Cảm ơn nhà tài trợ i3 Network Systems đã tài trợ giải thưởng cho phần thi phụ của khối thi Phần mềm nguồn mở.

Tổng số điểm của bài viết là: 33 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sự kiện
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay5,773
  • Tháng hiện tại337,185
  • Tổng lượt truy cập32,594,428
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây