Cơ quan tổ chức: Hội Tin học Việt nam
Đơn vị thường trực: Câu lạc bộ VFOSSA
Căn cứ theo Quy chế Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam:
Đối tượng tham dự:
Lập trình hackathon theo đội tuyển với đề thi do BTC đưa ra.
Yêu cầu tham gia:
Các trường đăng kí các đội tuyển tham gia nội dung PMNM.
Mỗi đội thi phải bao gồm không quá 3 thí sinh và được dẫn dắt bởi một giảng viên của trường tham dự.
Mỗi trường chỉ được đăng kí tối đa 2 đội tuyển tham gia nội dung PMNM.
Giải thưởng:
Gồm các giải nhất, nhì, ba và khuyến khích theo quy chế OLP 2023.
Quà tặng, giải thưởng của nhà tài trợ cho các đội đạt giải chuyên môn do các chuyên gia của VFOSSA bình chọn.
Phương thức ra đề và làm bài thi:
Các đề thi lập trình do các chuyên gia của VFOSSA xây dựng dựa trên việc thu thập bài toán yêu cầu cần giải quyết từ các cá nhân, tổ chức trong thực tế. Các bài toán yêu cầu được đặt ra phải theo cùng một chủ đề chung do BTC đưa ra.
Đề thi được giữ kín và sẽ được công bố trước 2 tuần của ngày chấm thi chung kết.
Sau khi đề thi được công bố, các đội lựa chọn 1 đề bài trong số các đề đưa ra để lập trình. Toàn bộ kết quả sản phẩm của các đội thi phải được công bố trên một kho nguồn mở.
Các đội thi chuẩn bị bài trình bày và nội dung trình diễn sản phẩm kết quả tại buổi chấm thi của BTC OLP.
BTC chấm điểm bài thi và sắp xếp phân hạng dựa trên sản phẩm công bố trên kho nguồn mở và kết quả trình diễn tại buổi chung kết.
Lịch trình tổ chức:
Tháng 9/2023: Công bố chủ đề và phát động cuộc thi PMNM - OLP 2023
Tháng 9-10/2023: Thu thập ý tưởng, bài toán yêu cầu thực tiễn theo chủ đề cuộc thi
Tháng 11/2023: BTC ra đề và tiếp nhận thông tin danh sách đăng kí thi
Ngày 20/11-3/12/2023: Công bố đề thi và các đội tham gia lập trình hackathon
Ngày 4-6/12/2023: Chấm thi kho mã nguồn của sản phẩm dự thi
Ngày 7/12/2023: Trình diễn sản phẩm và chấm thi chung kết
Ngày 8/12/2023: Công bố trao giải
Các tiêu chí chấm điểm
STT |
Tiêu chí |
Điểm |
Ghi chú |
---|---|---|---|
I |
Dự án PMNM |
5 |
Chấm trước buổi chung kết |
1 |
Mã nguồn và phần mềm sẵn sàng trên Internet |
1 |
Có thể cài đặt phần mềm từ mã nguồn hoặc bằng các gói đóng sẵn (binary, docker,..) |
2 |
Phát hành theo giấy phép OSI-approved và đúng yêu cầu đầu bài |
1 |
Sản phẩm có giấy phép mở và giải quyết đúng đầu bài của đề thi |
3 |
PoF không vượt quá 60 |
1 |
<= 60 = 1đ / <= 100 = 0.5đ / > 100 = 0đ |
4 |
Sử dụng các công cụ phát triển dùng mã nguồn mở |
0.5 |
Git, Docs, CSDL,... |
5 |
Giấy phép phải đảm bảo tính tương thích |
0.5 |
Trong trường hợp sử dụng nhiều thành phần nguồn mở sẵn có để xây dựng phần mềm |
6 |
Có tài liệu hướng dẫn biên dịch và cài đặt |
0.5 |
Tài liệu rõ ràng, thực hiện được |
7 |
Có kênh công khai để giao tiếp, liên lạc |
0.5 |
Mailing list, bug tracker, irc... |
II |
Sản phẩm phần mềm |
5 |
Chấm trong buổi chung kết |
8 |
Tính nguyên gốc của giải pháp kĩ thuật |
1 |
Dựa trên kết quả trình bày về sự sáng tạo của đội thi |
9 |
Mức độ hoàn thiện của sản phẩm |
1 |
Dựa trên kết quả chạy trình diễn sản phẩm |
10 |
Mức độ sử dụng thân thiện của sản phẩm |
1 |
Dựa trên các tiện ích của sản phẩm đối với người dùng |
11 |
Mức độ phát triển bền vững của sản phẩm |
1 |
Dựa trên các tài liệu kĩ thuật, công cụ hỗ trợ công bố kèm theo |
12 |
Phong cách trình diễn và khả năng thu hút cộng đồng nguồn mở |
1 |
Dựa trên showcase trình diễn sản phẩm tại cuộc thi |
Tác giả: Tiến Phạm Đức
Ý kiến bạn đọc