Hội thảo và giao lưu giữa VFOSSA với sinh viên Học viện công nghệ BCVT

Thứ ba - 10/04/2012 11:09

Hội thảo và giao lưu giữa VFOSSA với sinh viên Học viện công nghệ BCVT

Theo sáng kiến và lời mời của Khoa Truyền dẫn quang, Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông (PTIT), CLB Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) phối hợp với Hội Sinh viên và Khoa Truyền dẫn quang, Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông tổ chức một buổi Hội thảo và Giao lưu về Phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM) tại Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông

Buổi giao lưu nhằm:

  • Cung cấp cho sinh viên và những người quan tâm những thông tin bổ ích về PMTDNM và cộng đồng PMTDNM trên thế giới và tại Việt Nam.

  • Tạo và mở rộng cơ hội cho sinh viên trong việc định hướng nghề nghiệp trong môi trường thực tế.

  • Mở rộng gắn kết giữa cơ sở đào tạo và cộng đồng PMTDNM.

  • Định hướng học tập và định hướng phát triển cho sinh viên trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường cũng như sau khi tốt nghiệp.

Thời gian và địa điểm:

Từ 8h đến 12h ngày 14 tháng 4 năm 2012 (Chương trình đang bị trì hoãn và đang chờ xác nhận thời gian tổ chức)

Tại Hội trường 1 – Học viện Công nghệ BCVT (PTIT), Km10 Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội.

Đối tượng tham dự:

Tất cả sinh viên, đặc biệt sinh viên ngành CNTT, Điện tử - Viễn thông và các giảng viên quan tâm đến PMTDNM.

Khách mời thuyết trình:

Là các thành viên cộng đồng phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm quản lý, điều hành, lập trình... với nguồn mở.

Nội dung giao lưu:

  • Làm rõ những khái niệm phần mềm tự do nguồn mở, định hướng nghề nghiệp, công nghệ cho sinh viên.

  • Sau khi các khách mời trình bày các seminar, các sinh viên sẽ giao lưu với các khách mời thông qua việc đặt câu hỏi.

Chương trình dự kiến

 

STT

Tiêu đề

Nội dung chi tiết

Thời lượng

Người phát biểu

 

0

Phát biểu chào mừng

Phát biểu chào mừng của đại diện Học viện Bưu chính Viễn thông

10'

Đại diện trường

1

Phần mềm Tự do Nguồn mở và Cộng đồng

Lịch sử FOSS/Unix/Linux

Cộng đồng FOSS/Linux Việt Nam và thế giới

CLB PMTDNM VN

20'

Nguyễn Hồng Quang

2

Hiện trạng ứng dụng phần mềm nguồn mở tại Học Viện BCVT

 

20'

Anh Nhân

3

Phần mềm nguồn mở và Internet

Phần mềm Tự do Nguồn mở và sự phát triển của Internet

20'

NETNAM

4

An ninh không gian mạng và bảo vệ dữ liệu

 

20'

Lê Trung Nghĩa

5

Phát triển với Eclipse, Java, Maven và Git

 

20'

Trần Văng Giang

6

Giao lưu

Giữa speakers và sinh viên.

Sinh viên đặt các câu hỏi

Thời gian còn lại

Tất cả speakers

Giới thiệu speakers:

  1. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quang đã bắt đầu tham gia phong trào Phần mềm Tự do Nguồn mở (PMTDNM) từ năm 1996, khi còn đang là nghiên cứu sinh tại CH Pháp. Anh Quang đã tham gia tích cực vào việc hình thành và phát triển cộng đồng PMTDNM Việt Nam từ năm 2000 đến nay, là một trong những sáng lập viên của nhóm HanoiLUG từ năm 2004. Anh đă đảm nhiệm vai trò chủ tịch hội đồng giám khảo nội dung PMNM của cuộc thi Olympic Tin học toàn quốc từ năm 2006 và cuộc thi "MHST-Sinh viên viết PMTDNM" từ năm 2009 đến nay. Hiện tại, anh Quang là Giảng viên kiêm phụ trách Đào tạo tại Viện Tin học Pháp ngữ (IFI), ĐHQG Hà Nội, Ủy viên BCH Hội THVN (VAIP) khóa 7 và Chủ tịch CLB PMTDNM Việt Nam (VFOSSA) khóa 1.

  2. Anh Lê Trung Nghĩa là một blogger miệt mài với 4000 ngàn bài viết đều đặn hàng ngày về PMTDNM trong 5 năm liên tiếp. Anh cũng là người có đóng góp rất lớn trong việc đưa các chuẩn mở thành chuẩn quốc gia cũng như tác động đến chính sách thượng tầng về ICT cũng như PMTDNM.
  3. Anh Trần Văn Giang tốt nghiệp Học Viện BCVT năm 2008, hiện anh đang công tác tại Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam VCcorp. Cá nhân anh cũng như công ty đang làm việc đều sử dụng các ứng dụng phần mềm nguồn mở và đạt được những kết quả rất tích cực.

Xem thêm thông tin về các diễn giả tại đây: http://vfossa.vn/vi/about/danh-sach-dien-gia-ve-phan-mem-tu-do-nguon-mo/
 

Tác giả: Tạ Quang Thái

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây