Công bố kết quả hạng mục Phần mềm nguồn mở - Olympic Tin học Sinh viên 2023

Thứ sáu - 08/12/2023 06:18
Vòng chung kết hạng mục Phần mềm nguồn mở - Olympic Tin học Sinh viên 2023 với nhiều sản phẩm chất lượng, thú vị và có tính ứng dụng cao đã kết thúc. Ban giám khảo đã làm việc công tâm, lựa chọn ra những đội thi xuất sắc và thuyết phục nhất để trao phần thưởng, tạo tiền đề phát triển sản phẩm triển khai thực tế.
Công bố kết quả hạng mục Phần mềm nguồn mở - Olympic Tin học Sinh viên 2023

Với chủ đề “Ứng dụng các mô hình ngôn ngữ lớn” và đề thi cụ thể "Phát triển một ứng dụng hỗ trợ tra cứu, hỏi đáp tri thức pháp luật dựa trên Bộ pháp điển và Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật" - một đề thi được đánh giá là khó và nhiều thách thức, 15 đội tuyển đến từ 11 trường Đại học đã tham dự và xuất sắc hoàn thành, mang tới những sản phẩm thú vị cho người dùng.
Qua phần thi, các bạn sinh viên đã thể hiện được kỹ năng phát triển một dự án phần mềm nguồn mở, khả năng tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại để tự xây dựng sản phẩm hoàn chỉnh. Dưới đây là một số kết quả nổi bật, được Ban giám khảo đánh giá cao:

Giải Nhất thuộc về Đội CTU.LinguTechies của Trường Đại học Cần Thơ với một sản phẩm khá hoàn thiện theo đúng các yêu cầu của đề thi. Phần mềm được xây dựng theo mô hình kiến trúc microservices với nhiều mô đun chức năng có thể triển khai vận hành, mở rộng một cách dễ dàng. Đội đã áp dụng tốt các mô hình ngôn ngữ lớn như SBert, PhoGPT để tạo ra các tính năng tiện ích thông minh cho người dùng để khai thác tri thức pháp luật một cách thuận tiện từ CSDL Pháp điển và văn bản QPPL. 
 

Giải Nhất: Đội CTU.LinguTechies - Trường Đại học Cần Thơ
Giải Nhất: Đội CTU.LinguTechies - Trường Đại học Cần Thơ

Hai đội đạt giải nhì là VKU.NewEnergy của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn và Tina của Đại học Phenikaa. Sản phẩm của cả hai đội đã có cách tiếp cận khác là khai thác tối đa sức mạnh của các dịch vụ mô hình ngôn ngữ lớn do OpenAI cung cấp để huấn luyện, tạo nguồn dữ liệu riêng về tri thức pháp luật phục vụ cho quá trình hỏi đáp của người dùng với chatbot. Đây chính là cách thực hiện huấn luyện theo mô hình RAG (Retrieval Augmented Generation) để thích ứng với sự cập nhật thường xuyên của tri thức, đồng thời không làm mất đi khả năng suy diễn rất tốt hiện có của một mô hình tạo sinh tổng quát như ChatGPT. Do đó kết quả tạo ra thường có chất lượng hỏi đáp chính xác hơn so với việc sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn nguồn mở hiện có. Đặc biệt đội Tina đã tạo ra được một ứng dụng di động cung cấp các tính năng khá thân thiện với người dùng.
 

Giải Nhì: VKU.NewEnergy của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn và Tina của Đại học Phenikaa
Giải Nhì: VKU.NewEnergy của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn và Tina của Đại học Phenikaa

Đội CodeHeroes của Đại học Mở TP.HCM đã thể hiện được một sự hiểu biết khác sâu sắc trong việc huấn luyện tạo ra các mô hình ngôn ngữ lớn mới dựa trên phần mềm nguồn mở sẵn có. Đội đã tạo ra 2 mô hình mới trên nền tảng của PhoBert phục vụ cho mục đích trích xuất các thuật ngữ và tìm câu trả lời phù hợp trong nội dung văn bản QPPL. Người dùng có thể trải nghiệm khả năng của hai mô hình này trên HuggingFace. Rất tiếc, đội CodeHeroes chỉ đạt giải ba vì lí do điểm chấm không được cao cho phần kho mã nguồn. Đồng đạt giải ba còn có thêm hai đội của Trường Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Thủy Lợi.
 

z4955498499681 a573d7775c2041da5a0cb59eae5e5b5b
Giải Ba: Đội Đại học Mở TP.HCM,  Trường Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Thủy Lợi

Có tất cả 5 đội được đánh giá đạt giải khuyến khích. Các đội đã có nỗ lực hoàn thành bài thi, có sản phẩm đáp ứng được một phần các yêu cầu của cuộc thi. Đặc biệt đội Homebrew đã có sự đầu tư nhiều công sức vào việc làm tài liệu, trình bày nội dung kho mã nguồn theo một phong cách khá chuyên nghiệp. Đây là một điểm thú vị, ít gặp đối với các sinh viên CNTT có thiên hướng chuyên sâu về mã nguồn.

Tổng kết chung, BGK nhận định rằng các bài thi PMNM năm 2023 đạt chất lượng tốt. Câu lạc bộ VFOSSA luôn đồng hành cùng với các sinh viên để hỗ trợ phát triển sản phẩm nguồn mở phục vụ cộng đồng. Sau cuộc thì các sản phẩm có tiềm năng tốt sẽ được tiếp tục duy trì phát triển để có thể tham gia dự các cuộc thì lớn hơn về sản phẩm phần mềm trong tương lai, đồng thời có thể hình thành một startup khi tìm thấy cơ hội thị trường.

Danh sách các đội đạt giải trong hạng mục Phần mềm nguồn mở cụ thể như sau:

STT

Tên đội thi

Trường

Giải thưởng

1

CTU.LinguTechies

Trường Đại Học Cần Thơ

Nhất

2

VKU.NewEnergy

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU)

Nhì

3

Tina

Đại học Phenikaa

Nhì

4

CodeHeroes

Đại học Mở TP.HCM

Ba

5

FFC - ALPHA

Trường Đại học Mở Hà Nội

Ba

6

62NB

Trường Đại Học Thủy Lợi

Ba

7

MOLI-FFC

Trường Đại học Mở Hà Nội

Khuyến Khích

8

AskMe

Đại học Phenikaa

Khuyến Khích

9

Homebrew

Đại Học Công Nghệ TPHCM (HUTECH)

Khuyến Khích

10

HCMUTE.OS

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật

Khuyến Khích

11

InfiniThree

Đại học Mở TP.HCM

Khuyến Khích

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sự kiện
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập289
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm288
  • Hôm nay7,519
  • Tháng hiện tại143,253
  • Tổng lượt truy cập32,140,936
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây