CLB PMTDNM Việt Nam (VFOSSA)

https://vfossa.vn


Danh sách ý tưởng đăng ký

Danh sách ý tưởng đăng ký
 

MHST-09-I-01

Công cụ kiểm tra và chữa lỗi chính tả văn bản tiếng Việt

Mô tả

http://du-an-most.hanoilug.org/MostWiki/QuyUocChinhTa/CongCu

Tác giả

Nguyễn Hải Nam (hainam@gmail.com)

Người hướng dẫn

Nguyễn Hải Nam (hainam@gmail.com)

Ghi chú

Anh Hải Nam sẵn sàng trao đổi với các bạn quan tâm để cùng lập hồ sơ đăng ký dự án và làm hướng dẫn viên cho dự án

 

MHST-09-I-02

Scim-unikey và ibus-unikey

Mô tả

http://code.google.com/p/scim-unikey/

http://code.google.com/p/ibus-unikey/

Tác giả

Lê Quốc Tuấn (mr.lequoctuan@gmail.com) và các cộng sự

Người hướng dẫn

 

Ghi chú

Bạn Lê Quốc Tuấn và các cộng sự đang thực hiện dự án này. Cần tìm hướng dẫn viên có kinh nghiệm. Các bạn quan tâm đề tài này có thể góp ý và có thể cùng tham gia phát triển.

 

MHST-09-I-03

Xây dựng bộ thư viện “mẫu nhận dạng” chữ viết Việt

Mở rộng nhận dạng tài liệu phi cấu trúc trên nền tảng kiến trúc mở OCROPUS

Mô tả

Đề tài xung quanh vấn đề nhận dạng chữ viết tay và các văn bản điện tử được scan thành ảnh, thông tin này sẽ được nhận dạng để Index vào một trung tâm xử lý tìm kiếm. Hiện nay, VN có VNDOC là một trong những công cụ rất tốt cho nhận dạng tiếng Việt. Tuy nhiên, VNDOC chỉ hỗ trợ trên nền tảng Windows và tất nhiên là close source. Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều OCR rất tốt và tính thương mại rất cao. Tuy nhiên, những hạn chế là không thể hiện tốt về nhận dạng tiếng Việt hoặc chưa hỗ trợ được một cách tốt nhất.

Cộng đồng nguồn mở đã nhận thấy những sự rất cần thiết về OCR trong giáo dục, chính phủ và nhất là tiết kiệm chi phí khi mà môi trường sử dụng này rất lớn. Dự án “OCROPUS” (http://code.google.com/p/ocropus/ ) ra đời và rất thành công với những tiến bộ nhận dạng đa ngôn ngữ. Hiện nay, dự án đã tiến đến phiên bản 0.5

Do tính mở, phần tính năng chính đã hoàn toàn được hoàn thành và đang phát triển hoàn thiện giai đoạn Release. Tuy nhiên, các ngôn ngữ hỗ trợ vẫn còn hạn chế do “định nghĩa ngôn ngữ” chưa được cộng đồng chung tay hỗ trợ.

Vì thế, 1) Xây dựng bộ thư viện “mẫu nhận dạng” chữ viết Việt và 2) Mở rộng nhận dạng tài liệu phi cấu trúc trên nền tảng kiến trúc mở OCROPUS, là hai đề tài hết sức thực tế góp phần quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống nhận dạng chữ viết Việt trong tương lai.

Tác giả

Nguyễn Văn Hiền (hiennguyen@truthinet.com)

Người hướng dẫn

Nguyễn Văn Hiền (hiennguyen@truthinet.com)

Ghi chú

Hiện nay Cty iNet Solutions rất mong muốn Sinh Viên hay các đơn vị nào có thể chia sẻ hai đề tài này. Các CQ, các bạn sinh viên, các tổ chức quan tâm vui lòng liên hệ với anh Hiền theo địa chỉ trên.

 

MHST-09-I-04

Zimlet lấy thông tin về kinh tế, xã hội trong Zimbra

Mô tả

Hiện nay Zimbra (http://www.zimbra.com/) là một PMNM đang được rất nhiều cơ quan, tổ chức đưa vào sử dụng cho hệ thống Email nội bộ (thay thế cho Exchange hoặc MDaemon cracked).

Để có được một hệ Collaboration giàu thông tin hơn, Zimbra cho phép viết thêm các "mashup" gọi là Zimlet (http://wiki.zimbra.com/index.php?title=Zimlets), plug-in vào Zimbra, thực hiện các tác vụ đặc thù khác nhau.

Cty iWay (http://www.iwayvietnam.com/) đề xuất một đề tài cho SV viết một số Zimlet lấy thông tin về kinh tế, xã hội (như vàng, đô la, chứng khoán, máy bay, tàu hoả.. )

Tác giả

Trương Anh Tuấn (tuanta@iwayvietnam.com)

Người hướng dẫn

Trương Anh Tuấn (tuanta@iwayvietnam.com)

Ghi chú

Một mô tả chi tiết hơn cho ý tưởng sẽ được tác giả hoàn thiện khi trao đổi với các bạn SV quan tâm đề tài này. Anh Tuấn sẽ sẵn sàng trao đổi với bạn quan tâm từ ngày 14/7

 

MHST-09-I-05

Phần mềm diệt virus QuickVK

Mô tả

Tác giả của PM diệt virus vnAntiVirus viết bằng VB6http://virusvn.com/forum/showthread.php?t=94 có ý tưởng phát triển một PM diệt virus khác tên gọi QuickVK : Tool tự động cảnh báo các loại virus giả dạng icon (Hoặc giúp người dùng dễ dàng nhận dạng) và làm sạch hệ thống các loại worm thông thường : http://virusvn.com/forum/showthread.php?t=330&highlight=quickvk

Tác giả

Lê Nguyên Dũng  (dungcoivb@gmail.com)

Người hướng dẫn

 

Ghi chú

Bạn Lê Nguyên Dũng mong tìm được hướng dẫn viên có kinh nghiệm giúp để hoàn thiện ý tưởng và phát triển sản phẩm.

 

MHST-09-I-06

Xây dựng mô-đun quản lí cho nhà trường trên nền NukeViet 2.0

Mô tả

Trên nền tảng NukeViet 2.0, các bạn xây dựng hệ các module, block, theme phục vụ cho một công việc nào đó. Đây là cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên và gần với lĩnh vực giáo dục nên các sản phẩm liên quan tới giáo dục bao giờ cũng sẽ ăn điểm hơn cả. Lấy ví dụ:

  • Module Quản lý tài liệu trong nhà trường (Quản lý thư từ, công văn, tài liệu trong nội bộ nhà trường, giữa các phòng ban, khoa...)

  • Module Quản lý thư viện nhà trường.

  • Module Quản lý điểm (Quản lý điểm theo lớp, khoa, bộ môn... cấp tài khoản để giáo viên nhập điểm, sinh viên xem điểm...) module này có tính khả thi rất cao. Hiện Modules Quản lý điểm  do hienktktdl phát triển rất có tiềm năng. Được biết hienktktdl là giáo viên nên có thể đứng ra làm trưởng nhóm hướng dẫn học sinh, sinh viên của mình phát triển tiếp.

  • Module Thi trắc nghiệm Online (Module này cũng sẽ là một sản phẩm "nóng" để tham gia cuộc thi vì rất phù hợp xu hướng thi trắc nghiệm hiện nay.)

Tác giả

Ban Quản Trị NukeViet (admin@mangxd.com)

Người hướng dẫn

 

Ghi chú

Các bạn SV quan tâm muốn đăng ký thực hiện một trong các ý tưởng nêu trên xin ghé thăm trang http://nukeviet.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=13 để biết chi tiết hơn về kế hoạch hỗ trợ của NukeViet cho cuộc thi. Để được liên lạc với người hướng dẫn cho ý tưởng bạn muốn đăng ký tham gia, xin viết thư cho anh Nguyễn Thế Hùng theo địa chỉ trên.

 

MHST-09-I-07

Xây dựng thư viện Xử lý ảnh số - IDK (Image Development Kit)

Mô tả Xây dựng thư viện Xử lý ảnh số phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu. Hiện nay, ảnh số được sử dụng rất nhiều trong trao đổi thông tin. Vấn đề Xử lý ảnh số là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Môn Xử lý ảnh số đã và đang được giảng dạy ở đa số các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, cũng như nghiên cứu gặp phải khó khăn trong việc thực tế hóa bài toán Xử lý ảnh trên máy tính. Ngoài ra Xử lý ảnh số liên quan rất nhiều đến các bài toán phức tạp của thực tế như: Nhận dạng ảnh, nhận dạng ký tự (OCR), nhận dạng chữ viết, tìm kiếm ảnh theo nội dung, hệ thống giám sát thông minh...

Hiện nay, ngôn ngữ hay được sử dụng nhất cho quá trình nghiên cứu và thử nghiệm các thuật toán Xử lý ảnh là Matlab. Tuy nhiên ngôn ngữ Matlab lại có hạn chế trong việc xây dựng một sản phẩm ứng dụng. Các sản phẩm ứng dụng hiện nay được phát triển trên những ngôn ngữ như VB, C++, Delphi, C#,...

Trước vấn đề như vậy, nhóm phát triển có ý tưởng xây dựng một thư viện Xử lý ảnh số hỗ trợ các phép toán tiền xử lý ảnh và một số thuật toán trích chọn đặc trưng (về màu sắc) phục vụ cho quá trình tìm kiếm ảnh. Thư viện sẽ hỗ trợ cho mọi sinh viên, giảng viên hay các nghiên cứu viên về Xử lý ảnh số. Ngoài ra cộng đồng phát triển có thể sử dụng thư viện này phát triển các dự án về Xử lý ảnh: Nhận dạng ảnh, nhận dạng ký tự, nhận dạng chữ viết, tìm kiếm ảnh theo nội dung...

Để thuận tiện cho việc giảng dạy, nghiên cứu cũng như phát triển, nhóm tác giả dự định xây dựng và phát triển thư viện trên hai môi trường chính là Delphi và C#.

Tác giả Trần Quang Sơn (quangson.ictu@gmail.com)

Đồng Văn Thái (dongthai.vn@gmail.com)

Người hướng dẫn Nguyễn Văn Tới (nvtoicntt@gmail.com)
Ghi chú Hai tác giả của ý tưởng đêù là SV của Khoa Công nghệ thông tin, Đại học Thái nguyên nên đồng thời sẽ là những người thực hiện dự án của ý tưởng này. Nhóm phát triển rất mong có được sự đóng góp, phê phán của các chuyên gia trong lĩnh vực xử lý ảnh để hoàn thiện ý tưởng, giúp cho sự thành công của dự án, mang lại những lợi ích cho cộng đồng.


MHST-09-I-08

Phần mềm nguồn mở dùng cho máy tính phổ cập Internet

Mô tả

Ý tưởng: Phát triển hệ điều hành dùng cho các điểm phổ cập Internet vùng sâu vùng xa.

Mục tiêu thực hiện:
- Hệ điều hành phải dễ sử dụng.
- Giao diện tiếng Việt, kèm theo hướng dẫn cho người mới lần đầu tiếp cận đến máy vi tính để sử dụng.
- Đủ các phần mềm cho các nhu cầu cần thiết.
- Yêu cầu về phần cứng không cao, hoạt động nhanh.
- Triển khai dễ dàng, chỉ cần lắp đặt vào máy là chạy.
- Hoạt động ổn định.
- Miễn nhiễm với các virus, mã độc.
- Bảo trì, quản lý hệ thống phần mềm từ xa.

Tác giả

Lê Kiến Trúc (afterlastangel@gmail.com)

Người hướng dẫn

 

Ghi chú

Bạn Lê Kiến Trúc đồng thời là người thực hiện dự án. Bạn Trúc mong muốn tìm được Mentor có kinh nghiệm đêr hỗ trợ bạn hoàn thiện ý tưởng và thực hiện dự án và nhà đầu tư quan tâm đến ý tưởng để thực hiện dự án cùng tất cả các bạn sinh viên yêu thích về mã nguồn mở và Ubuntu.


 

MHST-09-I-09

Dự án tích hợp phần mềm Alfresco

Mô tả

Mô tả dự án

Alfresco là một dự án phần mềm nguồn mở cho phép xây dựng hệ thống quản lý và giám sát văn bản trong tổ chức/doanh nghiệp. Địa chỉ của dự án tại địa chỉ:www.alfresco.org

Vấn đề quan tâm

  • Tích hợp giải pháp quản lý văn bản của Alfresco vào một số giải pháp cung cấp thông tin

  • Tùy biến khả năng quản trị và bổ sung tính năng quản lý xử lý luồng công việc cho hệ thống dựa trên nền tảng Alfresco.

  • Kiểm soát tài liệu trao đổi và chia sẻ bên trong tổ chức.

  • Xây dựng Alfresco như một trung tâm cung cấp và xử lý dữ liệu

Kỹ năng yêu cầu

Có quan tâm (hiểu biết) nhất định tới công nghệ và ngôn ngữ Java

Một số định hướng và ý tưởng cụ thể

1. Xử lý tài liệu trong một quy trình lưu thông tài liệu trong hệ thống xử lý luồng công việc, một văn bản có thể được lưu thông trong một luồng công việc nào đó và được xử lý bởi nhiều người khác nhau để cho ra một tài liệu duy nhất với công nghệ nền Alfresco.

2. Tích hợp tin nhắn vào trong hệ thống, để khi có một yêu cầu nào đó được gửi trong Alfresco, nó sẽ gửi một thư tự động cho người có nhận việc để thông báo. Đồng thời khi người gửi từ một địa chỉ thư theo cú pháp nào đó về Alfresco thì nội dung được tự động cập nhật vào trong hệ thống quản lý và xử lý tài liệu.

3. Hiệu chỉnh các dạng tài liệu văn phòng trực tiếp trên hệ thống Alfresco, ngoài ra có thể thực hiện công việc chuyển đổi giữa các loại tài liệu với nhau, ví dụ như chuyển từ doc sang html hoặc từ ppt sang flash....

4. Tích hợp Alfresco với các hệ thống như zimbra

5. Xây dựng trung tâm cung cấp dữ liệu và dịch vụ dựa trên nền tảng Alfresco, coi Alfresco là một trung tâm dữ liệu và có các dịch vụ cung cấp dữ liệu chuẩn để các ứng dụng khác có thể nghe và cập nhật dữ liệu từ tất cả các thiết bị có thể.

6. ...

Tác giả

Công ty VSENA (http://vsena.vn/website/)

Người hướng dẫn

Nguyễn Xuân Công, Công ty VSENA (congnx81@gmail.com)

Ghi chú

Mong nhận được góp ý của cộng đồng cho ý tưởng. Các bạn SV quan tâm đến ý tưởng này xin hãy liên hệ qua anh Nguyễn Xuân Công để hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự án.

 

MHST-09-I-10

Dự án tích hợp Cổng TTĐT trên nền LifeRay (Portal)

Mô tả

Mô tả dự án

LifeRay là một dự án xây dựng Cổng thông tin điện tử tiên tiến, hiện đại và rất tiềm năng. Hiện nay, công nghệ xây dựng cổng trên Liferay đã đạt tới những tiến bộ đáng kể trong thời gian qua.

Vấn đề quan tâm

  • Xây dựng một giải pháp ứng dụng Liferay cho các đơn vị/tổ chức tại Việt nam sử dụng trao đổi, chia sẻ thông tin

  • Tiến tới ứng dụng công nghệ Cổng (trên nền Liferay) cung cấp giao dịch, dịch vụ cho các đối tượng sử dụng trên nền công nghệ mở, chuẩn hoá và tiên tiến.

  • Tích hợp với các hệ thống khác

Kỹ năng yêu cầu

  • Có quan tâm (hiểu biết) nhất định tới công nghệ và ngôn ngữ Java

  • Có khả năng học hỏi và nắm bắt công nghệ mới theo tiêu chuẩn mở (open standard)

Một số định hướng ý và ý tưởng cụ thể

1. Xây dựng ứng dụng cung cấp thông tin trên cổng, có thể dùng cổng để xây dựng một ứng dụng như một quản trị nội dung web.

2. Xây dựng các ứng dụng tương tác chạy trên cổng, ví dụ như một phần mềm Form server.

3. Xây dựng các dịch vụ kết nối và trao đổi dữ liệu từ cổng cho các hệ thống bên ngoài dựa trên các chuẩn dữ liệu mở.

4. Tuỳ biến và hiểu chỉnh theo văn hoá việt nam cho các ứng dụng cổng.

5. Tích hợp cổng với hệ thống Alfresco để tạo ra một giải pháp toàn diện hơn. Alfresco có thế mạnh là hệ thống chạy nền bên dưới và cổng thực sự mạnh ở phía end user.

6. ...

Tác giả

Công ty VSENA (http://vsena.vn/website/)

Người hướng dẫn

Nguyễn Xuân Công, Công ty VSENA (congnx81@gmail.com)

Ghi chú

Mong nhận được góp ý của cộng đồng cho ý tưởng. Các bạn SV quan tâm đến ý tưởng này xin hãy liên hệ qua anh Nguyễn Xuân Công để hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự án.

 

MHST-09-I-11

Dự án phát triển ứng dụng trên MID (Mobile Internet Devices)

Mô tả

Mô tả dự án

Sự ra đời ngày càng nhiều của thế hệ thiết bị di động truy cập Internet (MID) hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng về học tập, kinh doanh trên dòng thiết bị mới. Đón đầu xu thế đó, dự án nghiên cứu và xây dựng một đặc tả mô hình ứng dụng trên nền thiết bị di động MID/Netbook.

Vấn đề quan tâm

  • Đề xuất mô hình đặc tả xây dựng ứng dụng phục vụ thị trường Việt nam, giải quyết các vấn đề cơ bản như Việt hoá, ngôn ngữ, giao diện.

  • Tích hợp một số ứng dụng phổ biến đáp ứng yêu cầu trao đổi/chia sẻ thông tin của người sử dụng Việt nam như: (i) chat/voice; (ii) ký/mã hoá thông tin trên webmail; (iii) gõ tiếng Việt...

  • Khai thác dữ liệu toàn diện trên internet.

Một số định hướng và ý tưởng cụ thể

1. Xây dựng ứng dụng khai thác thông tin về thị trường cho một ngành công nghiệp, ngành sản xuất hoặc dịch vụ nào đó.

2. Phát triển thiết bị MID có tính bảo mật và có thể từ đó xác định được chính xác chủ nhân của thiết bị. Thiết bị này có thể sẽ tạo điều kiện cho các ứng dụng và triển khai chính phủ điện tử được thuận lợi hơn.

3. Phát triển bộ gõ tiếng Việt và phông chữ tiếng Việt chuyên cho ứng dụng và thiết bị MID

4. Xây dựng một framework để thiết kế ứng dụng chuyên dùng cho việc phát triển ứng dụng cho MID.

5. Phần mềm thu nhận và xử lý tín hiệu như âm thanh, hình ảnh cho các thiết bị MID có hỗ trợ công nghệ 3G.

6. Xây dựng trung tâm tích hợp và cung cấp các dịch vụ cho MID theo các dạng chuẩn dữ liệu.

7. Tích hợp các ứng dụng và dịch vụ truyền hình cho thiết bị MID, phục vụ cho việc truyền thông hình ảnh giữa các điểm trong thế giới thực.

8. ...

Tác giả

Công ty VSENA (http://vsena.vn/website/)

Người hướng dẫn

Nguyễn Xuân Công, Công ty VSENA (congnx81@gmail.com)

Ghi chú

Mong nhận được góp ý của cộng đồng cho ý tưởng. Các bạn SV quan tâm đến ý tưởng này xin hãy liên hệ qua anh Nguyễn Xuân Công để hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự án.

 

MHST-09-I-12

  1. Hỗ trợ công nghệ Portlet 168 và 286 trong web framework Tapestry

  2. Tích hợp công nghệ Web 2.0 và AJAX mới nhất vào sản phẩm mã nguồn mở mvnForum

Mô tả

Công ty Cổ Phần Hữu Ngọc là công ty phát triển các giải pháp dựa trên mã nguồn mở, bao gồm 3 sản phẩm mvnForum (diễn đàn thảo luận), mvnAd(hệ quản trị quảng cáo) và sản phẩm thương mại mvnPublish (hệ thống quản lý tin tức và tòa soạn điện tử)

 

Website: www.mvnforum.com

 

Chúng tôi đề xuất ý tưởng và có thể làm mentor cho 2 dự án:

1/ Hỗ trợ công nghệ Portlet 168 và 286 trong web framework Tapestry

4.1.x, 5.0.x và 5.1.x, xây dựng ứng dụng minh họa trên cổng thông tin

Liferay.

2/ Tích hợp công nghệ Web 2.0 và AJAX mới nhất vào sản phẩm mã nguồn mở mvnForum (www.mvnforum.com)

Tác giả

Công ty Cổ Phần Hữu Ngọc

Người hướng dẫn

Nguyễn Ngọc Minh (minhnn@myvietnam.net)

Ghi chú

Mong nhận được góp ý của cộng đồng cho ý tưởng. Các bạn SV quan tâm đến ý tưởng này xin hãy liên hệ qua anh Nguyễn Ngọc Minh để hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự án.

 

MHST-09-I-13

Trình soạn thảo WYSIWYG cho Wiktionary tiếng Việt

Mô tả

Wiktionary là một dự án chị em với Wikipedia, với mục tiêu xây dựng một bộ từ điển mở đa ngôn ngữ. Nhằm xây dựng một khuôn mẫu thống nhất cho mục từ và đảm bảo dữ liệu từ điền sau này có thể dễ dàng xử lí, trích xuất, chuyển đổi sang các dạng khác nhau, ngay từ đầu Wiktionary tiếng Việt đã áp dụng một hệ thống tiêu bản lớn và hoàn chỉnh bao gồm tiêu bản ngôn ngữ, tiêu bản từ loại, tiêu bản chia động từ, tiêu bản dịch v.v... Tuy nhiên mặt trái của hệ thống tiêu bản này là cú pháp của các mục từ trở nên phức tạp và khó nhớ đối với hầu hết soạn giả chưa có kinh nghiệm. 

Dự án "Trình soạn thảo WYSIWYG cho Wiktionary tiếng Việt" ra đời nhằm đem đến cho soạn giả một công cụ xây dựng mục từ trực quan, dễ sử dụng. Soạn giả không còn phải ghi nhớ tên các tiêu bản hay cách bố trí các tiêu bản, cũng không cần phải xem trước nhiều lần trước khi lưu. Thay vào đó là các thao tác nhấp chuột đơn giản và kết quả sẽ hiển thị ngay lập tức trên màn hình để soạn giả tha hồ chỉnh sửa cho đến khi hài lòng.

Tác giả

Lê Ngọc Minh (cumeo89@gmail.com)

Người hướng dẫn

 

Ghi chú

 

 

MHST-09-I-14

Thư viện đa chuột MultiMouse

Mô tả

MultiMouse hỗ trợ xây dựng ứng dụng Java với nhiều thiết bị trỏ (pointer device) cùng lúc gắn vào một máy tính. Sử dụng bộ thư viện này, các lập trình viên sẽ dề dàng phát triển các ứng dụng đòi hỏi sự tương tác nhiều người dùng hơn lên cùng một máy, giảm được chi phí khi đầu tư về phần cứng.

Tác giả

Phạm Nguyễn Trường An (pntruongan2005@gmail.com)

Đỗ Hà Lộc (dohaloc@gmail.com)

Mai Hoàng Hoài Thương (vitcon@live.com)

Trần Phước Việt (viettp@live.com)

Người hướng dẫn

Ngô Thanh Hùng (nthungla@yahoo.com)

Ghi chú

Nhóm đến từ lớp K2C6 trường đại học Công nghệ thông tin, đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.Chúng tôi hy vọng ý tưởng sẽ được cộng đồng quan tâm và đóng góp ý kiến để ngày một hoàn thiện hơn. Mọi thông tin về công nghệ xin xem thêm ở website:http://k2c6.info/multimouse/.

 



MHST-09-I-15

OWL - Hệ thống Website mở dành cho giảng viên

Mô tả

Việc thiết lập hệ thống WebSite cá nhân cho mỗi giảng viên trong các trường đại học sẽ tăng cường được hiệu quả trong việc giảng dạy của giảng viên và học tập, nghiên cứu của sinh viên; đặc biệt khi các trường đại học đang chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ. Giảng viên với trang thông tin cá nhân của mình sẽ dễ dàng quản lý các thông tin phục vụ cho việc giảng dạy như bài giảng, tài liệu, lịch học. Trong khi đó sinh viên có thể tìm kiếm thông tin về môn học của mình và tương tác với giảng viên một cách thuận lợi hơn. Vì vậy sản phẩm có thể được ứng dụng trong nhiều trường đại học, cao đẳng hiện nay

Về phía giảng viên: có thể quản lý các thông tin cá nhân, các thông tin về chuyên ngành đang nghiên cứu, thông tin về môn học giảng dạy trong nhà trường, tài liệu dành cho sinh viên và các thông báo cần thiết khác.

Về phía sinh viên: có thể đọc các thông tin do giảng viên cung cấp trên hệ thống Website, download các bài giảng, tài liệu; tương tác với giảng viên qua hệ thống diễn đàn.

Tính năng mở: cho phép người dùng có thể tùy chọn thay đổi giao diện một cách dễ dàng, đồng thời hỗ trợ việc thêm các plug-in để tăng cường tính năng sản phẩm.

Tác giả

Nguyễn Đức Tâm (keimoonvie@gmail.com

Nguyễn Minh Trung (email: nguyenminhtrung@gmail.com)

Người hướng dẫn

Nguyễn Hồng Phương (phuongnh-fit@mail.hut.edu.vn)

Ghi chú

Đề tài do các bạn SN Khoa CNTT K50 đề xuất và thực hiện



MHST-09-I-16

Xây dựng module hỗ trợ dạy và học trên nền tảng Google AppsOWL

Mô tả

Google Apps là một bộ trọn gói các ứng dụng dành cho giới doanh nghiệp, các công ty và các tổ chức giáo dục; trong đó Google Apps cung cấp các công cụ thông tin liên lạc như e mail, lịch biểu , gói văn phòng trực tuyến .

Dự án “Xây dựng module hỗ trợ dạy và học trên nền tảng Google Apps” cung cấp môi trường dạy và học trực tuyến dựa trên những dịch vụ có sẵn của Google Apps . Giúp cho các tổ chức giáo dục nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo và tiết kiệm được chi phí đầu tư cho hệ thống .

Tác giả

Lê Huỳnh Công Thảo (thaolhc@gmail.com)

Người hướng dẫn

Lê Huỳnh Công Thảo (thaolhc@gmail.com)

Ghi chú

Anh Lê Huỳnh Công Thảo hiện đang công tác tại cty MHS là tác giả của ý tưởng, đồng thời đăng ký tham gia làm hướng dẫn viên cho dự án nếu có các bạn SV đăng ký thực hiện.



MHST-09-I-17

Xây dựng công cụ giải bài toán quản lý y tế tuyến cơ sở – VNHIS( Vietnam Hospital Information System)

Mô tả

Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong đời sống, đặc biệt là trong y tế đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với nước ta. Hiện có rât nhiều bệnh s thường xuyên đối mặt với tình trạng quá tải trong công tác điều trị và khám bệnh, tình trạng đó cũng diễn ra ở các bệnh viện tuyến cơ sở.Thực tế khảo sát các bệnh viện ở tuyến cở sở công tác khám chữa bệnh còn rất thủ công và lạc hậu,. Ngoài ra do hạn chế về mặt  trình độ của đội ngũ bác sỹ ở tuyến cơ sở nên rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải chuyển viện lên các tuyên trên để điều trị do đó làm cho công tác điều trị bị chậm trễ và, gây ra tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Vì vậy việc phát triển hệ thống quản lý y tế ở tuyến cơ sở ở đem lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là người bệnh đến khám chữa trị.

Thực trạng thứ hai ở hệ thống y tế cở sở của nước ta hiện nay là việc áp dụng công nghệ thông tin vào các bệnh viện thực hiện không đồng bộ và không thống nhất, không có sự kết nối.

Trước vấn đề như vậy, chúng tôi dự định phát triển công cụ mã nguồn mở giải bài toán quản lý y tế tuyến cở, với khả năng tùy biến cao, và có thể sửa đổi phù hợp với điều kiện y tế khác nhau của từng bệnh viện. Đồng thời thực hiện việc kết nối thông tin giữa tuyến cở sở với sàn tư vấn sức khoẻ VN E-Heath nhằm phát huy khả năng hỗ trợ, tư vấn về mặt chuyên môn làm cho công tác khám điều trị ở các tuyến hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Mục tiêu: Xây dựng bộ công cụ:

-Có thể áp dụng được cho nhiều bệnh viện khác nhau với các quy trình khám chữa bệnh khác nhau.

- Đồng bộ CSDL giữa các bệnh viện khác nhau.

- Dễ dàng bảo trì và cập nhật phần mềm với chi phí thấp.

-Kết nối với cổng tư vấn sức khỏe cộng đồng VN E-Health

Tác giả

Phạm Duy Hiển(one_dollar87@yahoo.com)

Hoàng Hồng Thắm(hoangtham19872004@yahoo.com)

Người hướng dẫn

ThS Lê Tấn Hùng(hunglt@yahoo.com)

Ghi chú

Hai tác giả của ý tưởng, là hai sinh viên của bộ môn Công nghệ phần mềm, khoa Công nghệ thông tin, Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng thời cũng là những người thực hiện dự án này. Nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các chuyên gia để có thể hoàn thành một cách tốt nhất dự án, mang lại những lợi ích cho cộng đồng.



MHST-09-I-18

LiveParaOS

Mô tả

LiveParaOS là một hệ điều hành chạy trực tiếp trên đĩa CD (hoặc USB), hỗ trợ tính toán song song (Parallel) trên nền linux.

            Mục đích:

1.    Ngoài việc đảm báo các chức năng cơ bản của một hệ điều hành, LiveParaOS tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ tính toán lưới (Grid Computing) và tính toán hiệu năng cao (High performance computing).

2.    Hệ thống máy tính trong một mạng nội bộ cùng được khởi động bằng LiveParaOS sẽ tự liên kết thành một cụm máy tính (Cluster).

3.    Tối đa hóa khả năng lập trình song song.

 

            Chức năng:

1.    Tự động nhận diện mạng nội bộ.

2.    Tự động nhận diện các máy trong cluster, thiết lập cấu hình hệ thống.

3.    Tích hợp đầy đủ IDE, compiler, library.

4.    Đảm bảo các chức năng multimedia cơ bản dựa trên các gói phần mềm mã mở của cộng đồng phát triển Linux.

5.    Khởi động và sử dụng trực tiếp từ đĩa CD (hoặc USB).

6.    Cài đặt nhanh chóng và gọn nhẹ trên đĩa cứng (100Mb: với máy trạm, 500Mb: với máy chủ).

Tác giả

Cao Minh Phương <phuongcm88@gmail.com>

Nguyễn Thành Trung <nttrung143@gmail.com>

Người hướng dẫn

Nguyễn Việt Huy <huynv@it-hut.edu.vn>

Ghi chú

Nhóm phát triển rất mong nhận được phản ý kiến đóng góp của cộng đồng cho ý tưởng



MHST-09-I-19

Hệ thống VoIP trên thiết bị cầm tay thông qua Tổng đài Asterisk sử dụng phương thức truyền của Wifi, GPRS

Mô tả

Hiện nay, vấn đề mà người sử dụng rất quan tâm đó là cước phí sử dụng điện thoại di dộng cao hơn gấp nhiều lần so với sử dụng Internet. Hệ thống của chúng tôi muốn xây dựng sẽ là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.

Asterisk là một phần mềm mã nguồn mở, do Mark Spencer xây dựng và phát triển. Asterisk là một hệ thống tổng đài cá nhân (PBX  private branch exchange) kết nối đến hầu hết các mạng có sẵn như IP, PSTN, và sử dụng các chuẩn SIP, MGCP, H323. Asterisk còn có giao thức riêng  riêng là IAX (Inter-Asterisk eXchange).VoIP(viết tắt của Voice over Internet Protocol, nghĩa là Truyền giọng nói trên giao thức IP). 

Tức là khi sử dụng phần mềm này(Softphone) trên thiết bị cầm tay của hệ thống, người sử dụng sẽ được cung cấp các dịch vụ giống hệt như trên điện thoại di động nhưng chỉ phải trả cước phí của mạng Internet(Wifi, GPRS), bên cạnh đó các tính năng trao đổi file(video, mp3) dễ dàng hơn rất nhiều  vì hệ thống sử dụng phương thức truyền của mạng Internet chứ không sử dụng giao thức như mạng điện thoại di động truyền thống.

Tác giả

Nguyễn Phương Bình(run_awaybk@yahoo.com)
Phạm Thị Hường(phamhuongit@yahoo.com)
Đỗ Mạnh Hà(xoan_lyk1@yahoo.com)

Người hướng dẫn

Đỗ Bá Lâm(dobalam@gmail.com)

Ghi chú

Nhóm rất mong  được sự góp ý của mọi người, để làm phong phú thêm ý tưởng của nhóm.



MHST-09-I-20

POMA – Position Manager

Mô tả

Từ nhu cầu thực tế đó là các doanh nghiệp vận tải đặc biệt là xe buýt cần một lực lượng lớn nhân lực và chi phí để quản lý các vấn đề như: dừng đúng trạm, chạy không vượt quá tốc độ cho phép, chở đúng số người quy định, chạy đúng tuyến và đúng làn đường quy định, quản lý nhiên liệu hiệu quả nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp. Từ đó giải pháp POMA như một phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp làm những việc tương tự.

Sản phẩm POMA là một dịch vụ hướng địa điểm (Location-Based Services), là mô hình quản lý vị trí của những vật thể có tính chất di động như xe bus, taxi, hay thậm chí cả con người. POMA là giải pháp cho một lớp các bài toán về giám sát, theo dõi vị trí được ứng dụng những công nghệ hiện đại với chi phí thấp nhất có thể và khả năng ứng dụng ở nhiều lĩnh vực trong đời sống.

Giải pháp: POMA được xây dựng dựa trên một loạt các công nghệ mở, miễn phí theo đúng tiêu chí của cuộc thi đề ra. Server của POMA được xây dựng trên nền công nghệ GWT - Google Web Toolkit và đặt trên App Engine của Google. Nhờ vậy POMA sẽ không phải tốn các chi phí để bảo trì hay thuê server. Các rủi ro khác về phía Server nhờ vậy sẽ được giảm đến mức tối thiểu (cân bằng tải, băng thông, sao lưu dữ liệu...). Công cụ chính để phát triển POMA dành cho các lập trình viên là Eclipse và GWT plugin cũng là những sản phẩm nguồn mở được cung cấp miễn phí. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, lập trình viên có thể triển khai (deploy) ứng dụng lên App Engine, giúp tiết kiệm công sức của lập trình viên.

Như vậy, trong xuyên suốt quá trình phát triển và đưa sản phẩm vào sử dụng, POMA sử dụng những công nghệ nguồn mở, nhà phát triển sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào về vấn đề bản quyền, thuận lợi cho các nhà phát triển sau này có thể phát triển ứng dụng theo hướng thích hợp để phục vụ cho các nhu cầu cụ thể. Các chi phí để phát triển và ứng dụng POMA cũng được giảm thiểu tối đa nên tính khả thi của đề tài rất cao, sản phẩm thậm chí có thể thích hợp cho cả đối tượng là cá nhân có nhu cầu. Hay ta có thể nói, chi phí để phát triển POMA chỉ là chi phí về con người.

Tác giả

Hứa Phan Minh Hiếu (rockerhieu@gmail.com).
Lê Trọng Nghĩa (aizikko@gmail.com).
Cao Tiến Đức (condorhero01@gmail.com).
Võ Minh Tâm (vo.mita.ov@gmail.com)

Người hướng dẫn

Giảng viên Lê Quang Lộc (lequangloc@gmail.com)

Ghi chú

Nhóm tác giả đến từ câu lạc bộ BkitMobile của trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi hy vọng ý tưởng sẽ được cộng đồng quan tâm và đóng góp ý kiến để ngày một hoàn thiện hơn. Mọi thông tin xin xem thêm ở website http://bkitpoma.appspot.com và http://bkitclub.net



MHST-09-I-21

Math Assistance software – Phần mềm hỗ trợ dạy và học Toán

Mô tả

Hiện nay các phần mềm Maple , Matlab cùng các công cụ hỗ trợ vẽ hình học đang được sử dụng rộng rãi trong công tác dạy và học ở bậc Phổ thông và Đai học . Chi phí cho những phần mềm này rất cao  . Vì vậy chúng tôi xét thấy , có 1 bộ các phần mềm tương tư như vậy với giấy phép mã nguồn mở  là rất hữu ích cho nền Giáo dục của nước ta 
  
Ý tưởng của đề tài là : 
- Phát triển một môi trường tính toán số tựa Matlab dựa trên core Euler mã nguồn mở đăng ký giáy phép GPL và LGPL .

- Tích hợp hệ thống maxima vào phần mềm. Maxima là một computer algebra system(CAS) , mã nguồn mở theo giấy phép GPL và LGPL  , hỗ trợ tính toán hình thức như vi phân, tích phân, chuỗi Taylor, biến đổi Laplace , phương trình vi phân,  hệ phương trình tuyến tính, đa thức, and tập hợp, danh sách, vector, ma trận,  và tensor .

- Bổ sung thêm một công cụ vẽ hình tiện lợi ,phục vụ việc dạy môn hình học cho giáo viên.

Chúng tôi tin rằng với những tính năng của maxima và euler là đã đủ dùng trong công tác dạy và học, những tính năng cần thiết do euler và maxima mang lại cũng hiệu quả như là do Maple mang lại .Thêm vào đó , công cụ vẽ hình học được bổ sung vào  như là một công cụ hỗ trợ thay thế cho các phần mềm thương mại hiện nay .

Tác giả

Huỳnh Lâm Linh  (huynhlamlinh1985a@yahoo.com)
Lê Phú Khánh Huy (huypk@yahoo.com)

Người hướng dẫn

 

Ghi chú

Nhóm chúng tôi hi vọng được sự góp ý của mọi người để làm phong phú thêm ý tưởng của nhóm



MHST-09-I-22

SNORG – Mạng xã hội thu nhỏ dành cho các tổ chức, doanh nghiệp

Mô tả

Từ nhu cầu thực tế của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng một công cụ liên lạc giúp mọi cá nhân trong tổ chức gắn kết với nhau hơn làm cơ sở đẩy mạnh văn hóa tổ chức doanh nghiệp.

Giải pháp:
- Việt hóa mã nguồn Elgg (http://elgg.org).

- Tối ưu và chuẩn hóa chức năng cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp Việt

- Thêm nhiều tính năng và tính kết nối mở( kết nối với các Social network khác…) 

- Tính năng hướng tổ chức (tương tác với thành viên, tin tức, sự kiện…) giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

Tác giả

Văn Thiên Quốc Huy (huyvtq@gmail.com)
Lương Duy Hoài (bkit06@gmail.com)
Nguyễn Kim Kha (nkimkha@yahoo.com)

Người hướng dẫn

Hoàng Minh Sơn (baotrang2002us@yahoo.com)

Ghi chú

Nhóm tác giả đến từ Câu lạc bộ Tin Học Bách Khoa của trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh (http://bkitclub.net) . Chúng tôi hy vọng ý tưởng sẽ được cộng đồng quan tâm và đóng góp ý kiến để ngày một hoàn thiện hơn.
Mọi thông tin xin xem thêm ở website http://bkitclub.net/snorg

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây