Buổi tập huấn nằm trong khuôn khổ
chương trình hợp tác toàn diện giữa VFOSSA và Cục TTH - Bộ TT&TT trong việc thúc đẩy ứng dụng, phát triển để tiến tới làm chủ công nghệ thông tin nhờ phần mềm nguồn mở.
Trước đó, trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ cho Bluezone theo lời kêu gọi của Bộ TT&TT, VFOSSA cũng đã tổ chức 1 buổi tập huấn sử dụng github & quy trình quản lý dự án trên github cho nhóm phát triển phần mềm Bluezone, đồng thời
cử các chuyên gia tư vấn cho đội ngũ phát triển Bluezone nhằm chuẩn hóa Bluezone trở thành phần mềm nguồn mở theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm việc: tư vấn lựa chọn giấy phép, chuẩn hóa theo các quy trình được chỉ dẫn trong việc phát triển phần mềm nguồn mở như công khai kho phần mềm lên github, kiểm tra tính tương thích giấy phép...
Thực hiện chương trình lần này, CLB phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) cử anh Nguyễn Thế Hùng, là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam nhận chứng chỉ "Huấn luyện viên phần mềm nguồn mở" theo chương trình tập huấn của Bộ KH&CN năm 2015. Anh Nguyễn Thế Hùng hiện giờ là Phó chủ tịch của VFOSSA đồng thời là CEO của Cty VINADES, một trong những doanh nghiệp phần mềm nguồn mở lâu đời nhất ở Việt Nam.
Đại diện VFOSSA còn có anh Trần Kiêm Dũng, tổng thư ký của VFOSSA, hiện anh Dũng đang là CEO của Công ty FDS, doanh nghiệp sáng lập OpenCPS - phần mềm nguồn mở dùng để triển khai các hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp Bộ, Tỉnh/TP
Tham gia buổi tập huấn có các cán bộ của Cục Tin học Hóa - Bộ TT&TT. Theo "đặt hàng" của Cục Tin học hóa, chủ đề tập huấn lần này là "Quy trình phát triển phần mềm nguồn mở & cách đánh giá một dự án phần mềm nguồn mở", tập trung vào 4 phần dưới đây:
Phần 1 nội dung tập huấn giới thiệu tổng quan: phần mềm nguồn mở là gì, lợi ích của PMNM; Tổng quan về phần mềm nguồn mở trên thế giới thông qua một số doanh nghiệp lớn và kế hoạch hành động của các chính phủ các nước; tình hình ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở Việt Nam.
Phần 2 giới thiệu về mô hình kỹ thuật phát triển phần mềm theo phương pháp phát triển phần mềm nguồn mở
Phần 3 giới thiệu về cách thức đánh giá một dụ án phần mềm nguồn mở bao gồm các tiêu chí bắt buộc với dự án PMNM và giới thiệu chi tiết về cách tính điểm số PoF (Point of fail) để đánh giá khả năng thành bại của dự án phần mềm nguồn mở và cách ứng dụng bảng điểm này vào để cải thiện việc quản lý dự án phần mềm nguồn mở
Phần 4 là gợi ý & đề xuất cụ thể trong việc thực hiện các dự án phần mềm nhằm nâng cao chất lượng của các dự án phát triển phần mềm nội bộ trong cơ quan nhà nước để tiến tới làm chủ các hệ thống phần mềm - vốn là phần hồn của các dự án công nghệ thông tin.
Toàn bộ slide có tại đây:
https://docs.google.com/presentation/d/1r-GHVMS_fVQWfRD4vftuRdN5y2HptL3hRUcdMcgUhH0/edit?usp=sharing
(Tài liệu này được cấp phép bản quyền theo giấy phép CC BY 4.0 - Các nội dung chi tiết và đường link tham chiếu có trong phần chú thích của slide)