Nội dung Tọa đàm định hướng chính sách và giải pháp thúc đẩy ứng dụng, phát triển PMNM Việt Nam

Thứ năm - 15/03/2012 00:47
Đây là toàn bộ Nội dung buổi Tọa đàm định hướng chính sách và giải pháp thúc đẩy ứng dụng, phát triển PMNM Việt Nam năm 2012 và giai đoạn tiếp theo do VFOSSA ghi chép lại.
Nội dung Tọa đàm định hướng chính sách và giải pháp thúc đẩy ứng dụng, phát triển PMNM Việt Nam
Chú thích:
Một số vấn đề không được ghi chép lại toàn bộ (do mọi người nói không tập trung hoặc không rõ ý, người ghi biên bản không hiểu...), một số ý kiến được ghi vắn tắt lại. Riêng ý kiến của anh Lê Trung Nghĩa và Nguyễn Hồng Quang được biên tập lại từ file ý kiến chính thức mà các anh gửi lên hòm thư chung VFOSSA.

Nếu bản ghi chép này không thể hiện rõ hoặc chính xác nội dung mà các anh/chị đề cập, xin vui lòng phản hồi lại Ban Quản Trị Website tại đây để chúng tôi chỉnh sửa lại.
 

NỘI DUNG BUỔI TỌA ĐÀM

ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP

THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN PMMNN VIỆT NAM

 

Thời gian: từ 8h30-12h ngày 22/2/2012.

Địa điểm: Phòng họp bộ TT&TT

Chủ trì: TS. Nguyễn Minh Hồng – Thứ trưởng bộ TT&TT.

 

I. Danh sách đại biểu và thành phần tham dự

 

STT

Đại biểu

Chức danh

Tổ chức

1

Nguyễn Minh Hồng

Thứ trưởng

Bộ Thông tin và Truyền thông

2

Nguyễn Trọng Đường

Vụ trưởng Vụ CNTT

Bộ Thông tin và Truyền thông

3

Nguyễn Thanh Tuyên

PVT Vụ CNTT

Bộ Thông tin và Truyền thông

4

Phan Thị Phương Nhung

PVT Vụ KHTC

Bộ Thông tin và Truyền thông

5

Trần Minh

Phó Viện trưởng Viện CNPM&NDS

Bộ Thông tin và Truyền thông

6

Trần Vũ Hà

Giám đốc TTTT

Bộ Thông tin và Truyền thông

7

Nguyễn Văn Diệu

Giám đốc Sở

Sở TT&TT Bắc Giang

8

Nguyễn Đức Nam

Trưởng phòng Nghiệp Vụ TT CNTT&TT

Sở TT&TT Bắc Giang

9

Nguyễn Cao Thắng

Phó Giám đốc

Sở TT&TT Hải Dương

10

Hà Tuấn Giang

Phó Trung tâm CNTT&TT

Sở TT&TT Hải Dương

11

Nguyễn Hồng Quang

Chủ tịch VFOSSA

Viện Tin học Pháp ngữ

12

Trương Anh Tuấn

Tổng Giám đốc

iWay Vietnam

13

Vũ Thế Bình

Tổng Giám đốc

NetNam

14

Lê Trung Nghĩa

Chuyên viên Bộ KHCN

Bộ Khoa học Công nghệ

15

Trần Lương Sơn

Tổng Giám đốc

VietSoftware

16

Tạ Quang Thái

Tổng Giám đốc

IcoiT

17

Nguyễn Vũ Hưng

UVBCH VFOSSA

HanoiLUG

18

Bùi Thế Duy

Phó Giám đốc

Học viện Thanh thiếu niên

19

Nguyễn Thế Hùng

Tổng Giám đốc

Vinades-NukeViet

20

Nguyễn Văn Hiền

Tổng Giám đốc

iNet Solutions, Tp HCM

21

Trần Tất Hợp

Ủy viên BCH

Hội tin học Việt Nam (Vaip)

22

Nguyễn Hữu Thành

Phó Tổng biên tập

Tạp chí Tin học và Đời sống

23

Nguyễn Việt Phú

Phó trưởng phòng KHCN

VTV2

… và một số đại biểu khác trong cộng đồng nguồn mở Việt Nam

  1. Nội dung tọa đàm

  1. Thứ trưởng (Tt) Nguyễn Minh Hồng giới thiệu thành phần tham dự và phát biểu tinh thần và cách tiến hành buổi tọa đàm.

  2. Anh Đỗ Trường Giang (Cán bộ Vụ CNTT) trình bày báo cáo về hiện trạng chính sách và định hướng PMMNM Việt Nam.

+ Chính sách đã ban hành: Khá nhiều, tuy nhiên việc đưa vào thực tiễn còn nhiều hạn chế.

+ Tác động của chính sách:

- Thay đổi nhận thức của lãnh đạo. tuy nhiên số lãnh đạo thực sự quyết tâm triển khai chưa nhiều.

- Các sản phẩm, giải pháp MNM đã bước đầu được sử dụng. Tuy nhiên số lượng ít, khả năng nhân rộng hạn chế.

- DN và cộng đồng nguồn mở đã hình thành, tuy nhiên số lượng ít, quy mô còn nhỏ, hoạt động còn rời rạc.

+ Đề xuất và định hướng PMMNM thời gian tới:

- ƯD máy trạm (HĐH, phần mềm Văn phòng)

- ƯD máy chủ (HĐH)

- ƯD nghiệp vụ, chuyên ngành (các phần mềm quản lý, phần mềm cổng thông tin...)

- Phần mềm nguồn mở nhúng trên thiết bị.

+ Về văn bản liên quan đến việc triển khai PMNM hiện có 2 văn bản dự định ban hành năm 2011 nhưng hiện vẫn chưa ban hành được:

1. Định mức triển khai áp dụng PMNM (hợp đồng Viện KHKT Bưu Điện làm) Đã trình bộ tài chính nhưng chưa được duyệt (Theo bản góp ý của a. Nghĩa thì cái này được thông báo là sẽ xong từ 2011)

2. Định mức ptriển sản phẩm PMTDNM (hợp đồng Viện CNPM&NDS) chưa trình lên bộ tài chính được do trả về bản duyệt lần 2 mà chưa thấy duyệt lần 3 (Theo bản góp ý của a. Nghĩa thì cái này cũng được thông báo là sẽ xong năm 2011).

  1. TS. Nguyễn Hồng Quang đại diện VFOSSA phát biểu (nội dung xem file đính kèm).

  2. Thảo luận:

* Nguyễn Trọng Đường:

  • Hy vọng VFOSSA ra đời sẽ có những buổi làm việc định kỳ với Bộ.

  • Khó khăn triển khai PMNM không phải xuất phát từ kỹ thuật.

  • Đề nghị cộng đồng có những ý kiến một cách cụ thể, khả thi, tránh hình thức hoặc nhiệt tình thái quá. Ví dụ:

    • Thông tư, nghị định nào chưa khả thi, sửa chỗ nào, sửa như thế nào?

    • Có nên tiếp tục các dự án về phần mềm nguồn mở không?

* Nguyễn Minh Hồng

  • Bản thân Bộ cũng đã giao 2 đơn vị đầu tàu của Bộ để triển khai thí điểm ứng dụng các phần mềm nguồn mở cho chính các đơn vị này, nhưng cũng không thành công, vậy nên Bộ hiểu là rất khó khăn cho các đơn vị khác.

  • Việc NN mua phần mềm của Microsoft và giao cho cơ sở địa phương cũng khiến cho địa phương lựa chọn các phần mềm này để sử dụng mà bỏ qua các hướng dẫn triển khai phần mềm nguồn mở.

  • Kế hoạch khoán chi CNTT không được thông qua.

* Bùi Thế Duy

  • 10 năm qua PMNM chưa có nhiều chuyển biến, chủ yếu do thói quen sử dụng.

  • Nên định hướng triển khai PMNM theo phương thức cài đặt đóng kín như mô hình các phần mềm cho máy tính bảng ipad; sử dụng công nghệ điện toán đám mây để biến phần mềm thành dịch vụ, như vậy dễ triển khai đồng bộ, phù hợp xu hướng phát triển hiện nay.

* Nguyễn Văn Hiền

  • Không nên triển khai theo mô hình của phần mềm cho máy tính bảng để cải thiện việc ứng dụng PMNM.

  • Đồng ý với quan điểm của a Duy về cần tìm hướng đổi mới, tìm đường thay thế phương thức triển khai cũ cho PMNM.

  • Giải pháp đề xuất:

  • Web hóa dịch vụ, đưa các dịch vụ lên nền web (dựa trên các nền tảng nguồn mở).

  • Nếu triển khai cho các thành phố lớn không thành công (vì họ có thừa tiền, có thể mua PM nguồn đóng) thì triển khai cho các tỉnh lẻ.

* Lê Trung Nghĩa:

  • Trong những năm từ 2009 tới nay, số lượng các văn bản dành cho nguồn mở là lớn nhất trong lịch sử, thể hiện sự quan tâm của Bộ 4T đối với FOSS.

  • Mặc dù vậy, việc ứng dụng FOSS còn chưa cao, có thể có những lý do như:

1. Văn bản thường ban hành vào tháng 12 hoặc gần cuối năm nên khó có thể thực hiện được cho năm tiếp sau, khi mà kế hoạch của năm sau thường được hoàn tất vào tháng 10 của năm trước.

2. Chỉ thị 07 ra đời vào năm 2008, trong khi Quyết định 50 (trong đó có kinh phí cho việc chuyển đổi sang FOSS ở 63 tỉnh) lại chỉ có trong năm 2009 nên các địa phương không thể thực hiện được theo chỉ thị trong năm 2009. Năm 2010 mới bắt đầu thực hiện. Tới năm 2011 lại bị cắt kinh phí. Không đủ điều kiện để thực hiện chỉ thị.

  • Về vấn đề khả thi của việc chuyển đổi theo chỉ thị 07: Việc chuyển đổi được chứng minh là hoàn toàn khả thi và đã được chứng minh qua triển khai của Viettel, nguyên nhân xem vì sao chỉ thị 07 lại không “khả thi” khi đưa vào trong các cơ quan đơn vị của nhà nước là:

  • Các đề án liên quan đến việc triển khai các phần mềm nguồn đóng được duyệt khi đã có chỉ thị về việc sử dụng PMTDNM ở trong các cơ quan và tổ chức nhà nước.

  • Tiền, nơi cần triển khai thì thiếu nơi đã triển khai thì thừa.

  • Đơn vị ngoài chỉ thị làm tốt kêu sướng, cơ quan trong chỉ thị kêu khó muốn chuyển

  • Phần mềm nguồn mở VN không khác gì con gà và quả trứng: Trường không đào tạo nên không có nhân lực, không có nhân lực thì không có sản phẩm, không có sản phẩm thì không có thị trường, không có thị trường thì doanh nghiệp không làm, không làm nên không cần nhân lực, không cần nhân lực nên không đào tạo?

  • Sức ép từ phía Microsoft lên chính phủ không chỉ là một thách thức, mà còn là một cơ hội cho FOSS ở Việt Nam phát triển.

  • Sức ép của nền kinh tế trong nước dẫn tới việc thiếu kinh phí cho việc triển khai các nội dung theo Chỉ thị 07 có thể sẽ đưa chúng ta tới việc cấp bách phải xây dựng điển hình để không triển khai dàn trải. Đề xuất lấy Cục UDCNTT, Bộ TTTT làm điển hình cho việc chuyển đổi sang FOSS theo tinh thần của chỉ thị 07 với lý do, đây vừa là một đơn vị trong Bộ TTTT, vừa là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ triển khai rộng trong phạm vi toàn quốc các vấn đề liên quan tới CNTT.

  • Tán thành việc khu vực nhà nước làm 2 việc:

1. Là nơi đưa ra các chính sách hỗ trợ cho ứng dụng và phát triển FOSS

2. Là hộ tiêu dùng lớn nhất của FOSS.

  • Tán thành việc đề xuất Bộ TTTT nhanh chóng đưa ra các văn bản qui phạm pháp luật về dịch vụ CNTT như:

1. Nghị định về dịch vụ CNTT

2. Thông tư liên tịch với Bộ Tài chính về định mức các dịch vụ CNTT, dịch vụ phần mềm, trong đó có dịch vụ cho FOSS.

3. Thông tư về định mức việc xây dựng, tùy biến FOSS.

(Các công việc liên quan tới định mức được nêu ở các mục 2 và 3 ở trên đã từng được Vụ CNTT, Bộ TTTT dự kiến đưa ra vào năm 2011.)

  • Tán thành việc xem xét lại các tiêu chuẩn, không để 2 tiêu chuẩn trong 1 vấn đề nhỏ như đối với các tài liệu có thể sửa đổi được như đã đề xuất với Vụ CNTT, Bộ TTTT vào ngày 19/06/2011, sau buổi họp của cộng đồng FOSS với Vụ CNTT, Bộ TTTT vào ngày 17/06/2011. Cụ thể: Đề nghị loại bỏ hoàn toàn các định dạng văn bản .doc, .xls và .ppt (hoặc tối thiểu là hạ cấp chúng xuống thành khuyến cáo) ra khỏi Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước như được kèm theo thông tư số 01/2011/TT-BTTTT ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.Việc có 2 chuẩn cùng một lúc cho các tài liệu soạn thảo được thực tế sẽ là không có chuẩn nào.

* Trương Anh Tuấn:

  • PMTDNM hiện đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu sử dụng và đặc biệt hiệu quả cho việc phát triển công nghệ thông tin nước nhà, việc này không phải bàn cãi.

  • Đề xuất triển khai điển hình từ chính VP bộ TT&TT.

  • Cộng đồng đang triển khai theo tinh thần tự nguyện một dự án PMNM cho người khiếm thị (a11ly), mong được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

    * Nguyễn Minh Hồng:

  • Dự án cho người khiếm thị là việc làm nhân đạo, Nhà nước ủng hộ. Đã có chương trình hỗ trợ này. Cộng đồng nên liên hệ để có hỗ trợ từ đó.

* Nguyễn Văn Diệu:

  • Bắc Giang đã rất mạnh mẽ trong việc ủng hộ và triển khai PMNM, có những việc thành công (ví dụ cổng thông tin), tuy nhiên cũng có những cái không thành công (ví dụ việc phổ cập các ứng dụng văn phòng).

  • Để việc triển khai sớm đi vào khuôn khổ cần áp dụng chặt các chính sách:

  • Cấm sử dụng phần mềm không bản quyền.

  • Nhà nước không mua hộ các phần mềm nguồn đóng cho các đơn vị cấp dưới.

  • Đề xuất thành lập 1 viện nghiên cứu & phát triển PMNM có trách nhiệm tổng hợp và chịu trách nhiệm các vấn đề về phát triển PM nguồn mở. (Không cần thành lập mới mà có thể sử dụng ngay từ những đơn vị có sẵn).

  • Tiến hành phổ cập PMNM bắt đầu từ giáo dục và đào tạo.

  • Về khó khăn của địa phương khi triển khai, địa phương không thể bám vào cộng đồng, địa phương chỉ có thể an tâm nếu doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ và triển khai PMNM.

* Nguyễn Vũ Hưng:

  • Kết nối với cộng đồng là tốt nhất.

  • Cộng đồng sẵn sàng hỗ trợ sử dụng bất cứ lúc nào.

  • Có thể hỗ trợ tùy biến và can thiệp vào tận nhân hệ thống. Việc này không bao giờ có ở Windows.

  • Đề xuất làm FOSS từ server.

* Vũ Thế Bình:

  • DN PMNM đa phần là DN nhỏ, năng lực còn hạn chế nến khó có thể đòi hỏi phát triển mạnh được.

* Nguyễn Thế Hùng:

  • Phương án xây dựng phần mềm theo hướng dịch vụ hoặc phân phối theo cách mà máy tính bảng ipad phân phối phần mềm là không phù hợp với tiêu chí phát triển PMNM. Các phần mềm và phương thức phát triển chúng cần đảm bảo tuân theo quy trình phát triển của PMNM. Có như vậy nó mới đảm bảo vì lợi ích công nghệ thông tin quốc gia.

  • Một số vấn đề nổi cộm trong các buổi thảo luận nội bộ và họp trù bị trước cần được giải quyết sớm:

    • Cần khơi thông chính sách bằng việc ban hành các văn bản để hoàn thiện hệ thống chính sách như:

    • Xây dựng Tiêu chuẩn, quy chuẩn cho dịch vụ công nghệ thông tin nói chung và phần mềm nói riêng: Trong đó chú trọng về các chuẩn mở như định dạng tài liệu mở => Đã là tiêu chuẩn thì chỉ chọn 1 chuẩn, ví dụ chọn chuẩn tài liệu là Open Document Format (ODF) và loại bỏ hoàn toàn OOXML.

    • Xây dựng Định mức, Đơn giá cho các dịch vụ phần mềm.

    • Hiện giờ có quá nhiều cơ quan ban ngành ra quyết sách về PMTDNM nhưng ko có ban ngành, bộ phận kiểm tra kiểm soát tập trung... theo đề nghị của các chuyên gia => Thành lập một ban liên ngành, bộ, cục, viện... để xử lý về các vấn đề nguồn mở (VFOSSA sẽ chung tay).

    • Lên lộ trình rõ ràng càng sớm càng tốt để mã nguồn mở được thực thi trong các cơ sở giáo dục (thay thế phần mềm mã nguồn đóng bằng các sản phẩm nguồn mở: giáo trình, thi cử, sử dụng...). Học sinh, sinh viên được đào tạo về nguồn mở là nền tảng để Công nghệ thông tin nước nhà có một tương lai tươi sáng.

* Nguyễn Minh Hồng: Thông tư liên tịch Bộ TC-TTTT-NV mới được xây dựng xong (sẽ có hiệu lực từ 01/04/2012, Bộ TTTT đã ký) sẽ đáp ứng phần nào các yêu cầu về định mức, đơn giá. (anh Dũng giới thiệu qua về thông tư này)

* Trần Minh:

  • PMNM chưa hoàn thiện bằng nguồn đóng, bằng chứng là phần mềm nguồn mở suốt ngày nâng cấp, vá lổi trong khi phần mềm nguồn đóng chả mấy khi phải nâng cấp, vá lổi.

  • Dưới góc độ cơ quan quản lý, không nên ưu tiên cái nào, nên công bằng cả 2.

  • Xác định rõ mục tiêu của các dự án nguồn mở là gì? Tiêu chí này trước đây chưa làm rõ:

  • Tiết kiệm tiền?

  • Hiệu quả sử dụng?

  • Bộ nên thực hiện các dự án đánh giá các giải pháp Công nghệ thông tin.

  • Vấn đề của Microsoft: Nên chọn mua một số license cho những đối tượng buộc phải sử dụng HĐH Windows và Microsoft Office vì không có lựa chọn khác, ví dụ PM Kế toán...

* Trần Lương Sơn:

  • Phát triển PM TDNM là vì lợi ích lâu dài cho quốc gia.

  • Theo đánh giá của cá nhân, sử dụng PMTDNM có thể giúp quốc gia tiết kiệm 100 triệu $ mỗi năm.

  • Mặc dù PMNM chưa tạo doanh thu và gặp nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp triển khai nhưng bản thân doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động nhằm hỗ trợ PMNM phát triển.

* Trần Tất Hợp:

  • Buổi làm việc này là một sự ưu ái đặc biệt của Bộ TT&TT dành cho FOSS. Là cơ hội cho cộng đồng FOSS đẩy mạnh các hoạt động của mình.

  • Cộng đồng và doanh nghiệp FOSS truyền thông chưa tốt, người sử dụng chưa được quảng bá về các sản phẩm của FOSS, mức độ sẵn sàng của chúng... đơn cử là chỉ khi tới đây mới được giới thiệu đến các phần mềm nguồn mở hết sức phong phú.

* Nguyễn Minh Hồng:

  • Kết luận tọa đàm: đây là cuộc tọa đàm đầu tiên giữa Bộ và Cộng đồng PMNM VN do VFOSSA làm đại diện. Sẽ duy trì hàng quí các cuộc tọa đàm như thế này. Cảm ơn những đóng góp tâm huyết của các chuyên gia PMNM. Chúng ta sẽ tăng cường hợp tác để giải quyết những vấn đề cụ thể trong tương lai.

* Nguyễn Hồng Quang:

  • Cảm ơn sự quan tâm của Bộ TTTT và cá nhân Tt NM Hồng với Cộng đồng PMTDNM VN. VFOSSA cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ để góp phần đưa các chủ trương, chính sách của NN về PMNM vào hiện thực. Chúng tôi sẵn sàng tham gia tư vấn, phản biện cho các dự án soạn thảo các định mức dịch vụ cho PMNM, sẵn sàng chia xẻ kinh nghiệm trong việc triển khai PMTDNM ở cơ quan hành chính.

Buổi họp hết thúc lúc 12h.


Tài liệu đính kèm: http://vfossa.vn/vi/download/tai-lieu/Cong-dong-PMTDNMVN-vi-su-phat-trien/

Tác giả: NTH, NHQ

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sự kiện
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay4,979
  • Tháng hiện tại316,773
  • Tổng lượt truy cập32,574,016
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây