Phần mềm mã nguồn mở của Google khiến bất cứ ai cũng có thể tạo ra một cỗ máy tự học

Thứ ba - 19/04/2016 04:51
TensorFlow có thể giúp những chiếc máy tính với khả năng tự học không khác gì con người sớm xuất hiện trong vài năm tới.
Công nghệ, đặc biệt là những chiếc máy tính đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Con người ngày càng được "thảnh thơi" hơn khi máy tính đã giúp hoàn thành rất nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Và mới đây Google đã tạo ra thêm một bước tiến mới cho công nghệ máy tính bằng cách giới thiệu ra công chúng phần mềm có khả năng tự học.

Phần mềm sẽ giúp 'nhồi nhét' kiến thức vào những chiếc máy tính của chúng ta

Phần mềm sẽ giúp "nhồi nhét" kiến thức vào những chiếc máy tính của chúng ta

TensorFlow là một thư viện mã nguồn mở của Google, giúp bất cứ ai với một hệ thống máy chủ cũng có thể tạo ra chiếc máy tính thông minh có khả năng tự lập trình. Chiếc máy tính thông minh này sẽ có thể làm những thứ mà trước nay chỉ có con người mới có thể làm như học nói, vẽ tranh, nhận diện các hình ảnh, v.v...

Các ông lớn khác trong ngành công nghệ cũng đều đã phát triển công nghệ "máy học" của riêng họ, nhưng TensorFlow mới là thứ làm các lập trình viên "phát cuồng".

Vào tháng 11 năm ngoái, Google lần đầu tiên đã ra mắt TensorFlow dưới dạng một dự án nguồn mở miễn phí trên trang GitHub. Chỉ trong một vài tuần có mặt, phần mềm này đã trở thành dự án được chú ý nhất trên GitHub năm 2015. Đã có hơn 4.355 nhà phát triển phần mềm sử dụng TensorFlow để phát triển công nghệ tự học của riêng họ.

Hiểu một cách đơn giản, Google đã tặng miễn phí phần lõi của công nghệ tự học do họ phát triển và tặng cho cộng đồng để mỗi cá nhân đều có thể phát triển thành một phần mềm riêng.

Việc phát hành miễn phí này cũng có lý do của nó. Những công ty như Facebook, Google tặng phần lõi cho lập trình viên, từ đó tạo cộng đồng chia sẻ, đồng thời nhận lại được những tính năng mới do chính cộng đồng phát triển.

Đã có 187 lập trình viên đóng góp tính năng mới cho TensorFlow, đồng thời cũng đã có hơn 3.000 thay đổi được tạo ra từ cộng đồng người dùng mã nguồn mở này.

Phiên bản mới của TensorFlow có thể được chạy trên nhiều máy tính, khiến việc "huấn luyện" những chiếc máy tính trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Dữ liệu mà hệ thống TensorFlow nhận được càng nhiều thì máy tính càng có khả năng tiếp thu được những thứ càng phức tạp hơn.

Một ví dụ về dự án mới của TensorFlow là việc một mạng lưới những máy tính đang "mơ tưởng" đến khả năng tự tạo ra các con số ở dạng chữ viết tay. Đây là một trong những bước đầu trên con đường "dạy" máy tính của chúng ta cách viết chữ.

Việc học này của những chiếc máy là cơ sở nền tảng cho những phát triển khác trong tương lai. Kỹ sư Eric Schmidt của Google đã dự đoán rằng công nghệ này chính là bước đi mới quan trọng của Google, Facebook và nhiều những công ty khổng lồ khác trong 5 năm tới.

 


Tác giả: Thành NT

Nguồn tin: cafebiz.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây