Hội thảo Hợp tác Phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 18 tại Quảng Ninh

Thứ tư - 03/09/2014 01:12
Hội thảo Hợp tác Phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 18 tập trung bàn về chính quyền điện tử vừa khai mạc sáng nay, 29/8/2014, tại Quảng Ninh, với sự tham gia của hơn 800 đại biểu từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu.
Câu Lạc Bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) cùng các doanh nghiệp thành viên tham dự hội thảo và hiện diện đầy đủ trong các tham luận tại phiên toàn thể (buổi sáng) và các Phân ban/ Chuyên đề buổi chiều.

Bên cạnh chủ đề chính - “Chính quyền điện tử: Hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư”, hội thảo còn tập trung thảo luận các chuyên đề như hạ tầng thông tin trong định hướng xây dựng chính quyền điện tử; thúc đẩy thuê, sử dụng dịch vụ CNTT trong cơ quan Nhà nước…

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh: “CNTT là động lực thúc đẩy cải cách hành chính, vừa là điều kiện để cải cách hành chính thành công. Phát triển Chính phủ điện tử giúp đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tăng cường năng lực quản lý của chính quyền, giúp nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ để đưa ra các quyết định hành chính phù hợp, nâng cao hiệu lực pháp luật, giúp quản lý Nhà nước hiệu quả và minh bạch hơn. Bên cạnh đó giúp cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư. Bộ TT&TT đánh giá cao việc hội thảo lấy chủ đề “Chính quyền điện tử: Hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư”. Đây là chủ đề có ý nghĩa thiết thực khi các Bộ, ngành địa phương đang tích cực triển khai phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, cũng như thực hiện chương trình cải cách hành chính”.

Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT 2014

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng phát biểu khai mạc Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT lần thứ 18 tại Quảng Ninh năm 2014. Ảnh: X.B.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng bày tỏ mong muốn hội thảo lần này sẽ tập trung thảo luận, đề xuất những giải pháp thiết thực, khả thi, góp phần giúp Bộ TT&TT, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về CNTT-TT nói chung cho phù hợp với thực tiễn cũng như một số nhiệm vụ quan trọng mà Bộ TT&TT đang tập trung triển khai như Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 36 của Trung ương về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Nghị định của Chính phủ về dịch vụ CNTT, Nghị định quy định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn Nhà nước, Quyết định của Thủ tướng quy định cơ chế thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan Nhà nước…

Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tại Quảng Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính cho biết: “Vừa rồi, Quảng Ninh vừa xin phép Thủ tướng Chính phủ cho làm thí điểm mô hình chính quyền điện tử, công dân điện tử, trung tâm hành chính công. Kinh nghiệm cho thấy CNTT chỉ là điều kiện hỗ trợ, có tiền là làm được. Quan trọng nhất là phải có quyết tâm chính trị của hệ thống chính trị. Muốn xây dựng được chính quyền điện tử, cải cách hành chính thì phải tách dịch vụ hành chính công khỏi quản lý Nhà nước, để cơ quan quản lý Nhà nước chỉ tập trung xây dựng hành lang pháp lý, quy trình giám sát, kiểm tra, hậu kiểm… Tuy nhiên, đây là điều khó khăn nhất hiện nay vì các sở ngành đều muốn giữ quyền quản lý, triển khai các dịch vụ công. Dự kiến từ năm 2016, Quảng Ninh sẽ triển khai mô hình trung tâm dịch vụ hành chính công thay vì trung tâm phục vụ hành chính công hiện nay. Khi đó, việc triển khai cung cấp dịch vụ công sẽ được đấu thầu, hoạt động theo cơ chế thị trường để người dân, doanh nghiệp được hưởng dịch vụ tốt hơn”.

Ở tầm nhìn bao quát hơn, TS. Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, đề xuất các cơ quan hữu quan cần sớm triển khai xây dựng kiến trúc tổng thể hạ tầng thông tin quốc gia, tạo cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, tránh chồng chéo, lãng phí, để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kiến trúc hệ thống thông tin của mình. Đây là cơ sở để triển khai cơ chế thuê dịch vụ CNTT cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia.

Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam là sự kiện thường niên do Hội Tin học Việt Nam phối hợp với các địa phương đăng cai tổ chức. Hoạt động này đã có đóng góp tích cực vào tiến trình thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT-TT, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, các vùng kinh tế cũng như cả nước.



Các bài tham luận của VFOSSA và các doanh nghiệp thành viên:

 

Diễn giả

 Nguyễn Hồng Quang

 

 Nguyễn Thế Trung

 

 

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI NGUỒN MỞ CHO NỀN TẢNG VÀ ỨNG DỤNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

 

Thời gian:               20 phút

Phiên phát biểu:  Phiên toàn thể

Link download tài liệu

 

Cơ quan

Viện Tin học Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

DTT Group

 

 

 

Chức danh

Chủ tịch CLB

PMTDNM VN

(VFOSSA)

Tổng Giám đốc,

UV Ban thường vụ

VFOSSA

 

 

 

 

Ông Nguyễn Hồng Quang

Hiện nay là Giảng viên Tin học, Trưởng phòng KHCN và Đào tạo, Viện Tin học Pháp ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội.

Ông Quang đã có gần 20 năm tham gia phong trào PMTDNM, là đồng sáng lập viên của nhóm HanoiLUG, là diễn giả về PMTDNM tại nhiều Hội thảo, diễn đàn CNTT. Ông Quang là đồng sáng lập viên, UV BCH và Chủ tịch của CLB PMTDNM Việt Nam (VFOSSA) từ ngày thành lập (2012) đến nay. Ông Quang cũng đồng thời là UVBCH, Trưởng ban kiểm tra, Hội tin học Việt Nam khóa VII (2012-2017).

Ông Nguyễn Hồng Quang tốt nghiệp cử nhân Tin học tại Đại học Tự do Bruxelles (Vương quốc Bỉ) năm 1984 và nhận bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ Tin học tại trường Đại học Evry Val d'Essonne (Pháp) vào các năm 1993 và 1996.

Ông Nguyễn Thế Trung

Ông Nguyễn Thế Trung đã có 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở trong và ngoài nước. Trong quá trình công tác, ông Trung đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại các công ty như:

- Từ năm 2000 – 2002: Giám đốc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, CVT Global, Sydney, Australia.

- Từ năm 2002 – 2004: Sáng lập viên, Giám đốc Công ty phần mềm Điểm tựa (Data Technology).

- Từ năm 2004 – nay: Sáng lập viên, Tổng Giám đốc DTT Technology Group.

Hiện ông Trung đang giữ cương vị Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông Kỹ thuật số - DTT Corporation, đồng thời là Phó chủ tịch hội phần mềm Đà Nẵng và ủy viên thường vụ VFOSSA.

Với khả năng và kinh nghiệm của mình, ông Trung đã dẫn dắt DTT Group phát triển vững mạnh, có nhiều sản phẩm được ghi nhận và đạt được các giải thưởng lớn trong lĩnh vực CNTT.  Đặc biệt, trong lĩnh vực ứng dụng CNTT trong chính phủ, , DTT Egoverment Platform dựa trên công nghệ mã nguồn mở đã được triển khai thành công cho nhiều dự án CPĐT như tại Đà Nẵng, Hà Nội, Bộ Y Tế, Bộ Tư Pháp.

Ông Trung hoạt động như một chuyên gia tư vấn chiến lược về CNTT trong lĩnh vực Kiến trúc tổng thể và Kế hoạch tổng thể. Ông chủ trì nhóm chuyên gia đa quốc gia thực hiện thành công các dự án tại MIC, Danang City, HCM City, MOF, BIDV, GSO …

Ông Nguyễn Thế Trung tốt nghiệp Đại học công nghệ Sydney, Australia, chuyên ngành Kỹ sư phần mềm. Ông được đào tạo về Kiến trúc tổng thể, là giảng viên được chứng nhận của đại học Carnegie Mellon về Kỹ nghệ phần mềm thực hành và là thành viên tích cực của phong trào Sáng tạo mở tại cộng đồng OpenStack và Maker.

 

Tổng quan

Báo cáo sẽ trình bày và trao đổi về chủ đề xây dựng hệ sinh thái PMNM phục vụ cho Chính quyền điện tử. Báo cáo sẽ phân tích những thành phần của hệ sinh thái PMNM và mô hình giám quản để đảm bảo hệ thống CQĐT được duy trì và phát triển bền vững, an toàn và không lệ thuộc vào nhà cung cấp.

Ở Việt Nam đã có một nền tảng chuyên dụng cho phát triển chính quyền điện tử (Open EGov Platform - OEP) được xây dựng hoàn toàn bằng các công nghệ và PMNM. OEP đã được ứng dụng thành công tại một số tỉnh thành và Bộ, Ngành. Với sự hỗ trợ của VFOSSA, các thành viên sáng lập đã quyết định công bố nền tảng OEP trở thành PMNM với giấy phép Apache 2.0. Nhân dịp Hội thảo này. trước sự chứng kiến của Lãnh đạo Bộ TTTT và đông đảo đại diện cho ngành CNTT trong cả nước, nhóm sáng lập nền tảng PMNM OEP (Open Egov Platform), đại diện cho cộng đồng và hệ sinh thái OEP, dưới sự bảo trợ của CLB VFOSSA, sẽ chính thức ra mắt và khai trương trang web và kho mã nguồn của OEP.



Diễn giả

Trần Kiêm Dũng

 

 

MÔ HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ PHẦN MỀM TRÊN NỀN TẢNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NGUỒN MỞ (OEP)

 

Thời gian:               15 phút

Phiên phát biểu:   Phân ban B

Link download tài liệu

Cơ quan

Công ty Cổ phần công nghệ DTT

 

 

Chức danh

Phó Giám đốc giải pháp

 

 

 

Diễn giả

Ông Trần Kiêm Dũng là một trong những chuyên gia kiến trúc hệ thống với 15 năm kinh nghiệm làm các hệ thống lớn tại Việt Nam. Ông Trần Kiêm Dũng là người tham gia xây dựng hệ thống thông tin đất đai và môi trường của Việt Nam và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài nguyên và Môi trường. Từ năm 2012 làm việc tại Công ty Cổ phần công nghệ DTT và tham gia hầu hết các dự án lớn của Công ty như Xây dựng hệ thống chính quyền điện tử tại Đà Nẵng, Hà Nội, các dự án của Bộ Y tế, Bộ Tư pháp với vai trò xây dựng kiến trúc nghiệp vụ.

TỔng quan

Báo cáo sẽ trình bày và trao đổi về mô hình cung cấp dịch vụ phần mềm trên nền tảng Chính phủ điện tử nguồn mở (OEP) bao gồm các nội dung về khả năng sẵn sàng cung cấp dịch vụ của OEP, các mức độ cung cấp dịch vụ tầng nền tảng và tầng ứng dụng. Báo cáo cũng đề xuất mô hình hệ sinh thái cho các dịch vụ CNTT và bảo mật, an toàn thông tin khi cung cấp dịch vụ.


 

Diễn giả

 

NGUYỄN VĂN HIỀN

 

 

THUÊ NGOÀI DỊCH VỤ CNTT - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC.

 

Thời gian:   15 phút

Phiên phát biểu:   Phân ban B – Đầu tư và Dịch vụ CNTT

Link download tài liệu

 

Cơ quan

CÔNG TY INET SOLUTIONS

 

Chức danh

TỔNG GIÁM ĐỐC

 

Diễn giả NGUYỄN VĂN HIỀN

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY iNet Solutions. Công ty cung cấp các giải pháp, nền tảng Chính phủ điện tử.

Từng làm việc tại Mỹ (6 năm) và tham gia nhiều dự án CNTT lớn tại Mỹ cũng như trong nước. Là tổng công trình sư cho các dự án về điện toán đám mây dịch vụ.

Tốt nghiệp khoa KHOA HỌC MÁY TÍNH trường ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Thành Phố HCM.

 

 

 

                  

 

Tổng quan

Báo cáo sẽ trình bày và trao đổi về cơ hội trong việc kết nối dịch vụ của các nhà cung cấp cũng như chia sẻ về khả năng an toàn, an ninh thông tin. Báo cáo cũng phân tích những thách thức của các dịch vụ về khả năng "thống nhất của các tiêu chuẩn kết nối" khi cơ hội thuê ngoài được quan tâm lớn. Sự bùng nổ các dịch vụ sẽ tác động đến khả năng "thiếu kiểm soát" cùng với các tiêu chuẩn mở/ đóng... Vai trò mới của các CIO trong việc quyết định, định ra chiến lược, tầm nhìn của vấn đề "thuê ngoài" cho một nền hành chính điện tử bền vững và phát triển.


 

Diễn giả

Nguyễn Lưu Hoàng

 

THUÊ NGOÀI DỊCH VỤ - ICT MANAGED SERVICES: TỪ ĐƠN GIẢN ĐẾN CAO CẤP. 

 

Thời gian:               15 phút

Phiên phát biểu:   Phân ban B

Linh download tài liệu

Cơ quan

Công ty Cổ phần NetNam

 

 

Chức danh

Giám đốc Phát triển Kinh doanh

 

 

 

DiỄn giả

Ông Nguyễn Lưu Hoàng là Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Công ty Cổ phần NetNam, một công ty chuyên về cung cấp dịch vụ internet, dịch vụ hạ tầng trực tuyến, dịch vụ quản trị và tích hợp, phần lớn vận hành trên nền các công nghệ và nền tảng mở.

Ông Hoàng là kỹ sư điện tử viễn thông, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, có nhiều năm kinh nghiệm làm chuyên gia giải pháp mạng, giải pháp phần mềm nguồn mở và nay, chịu trách nhiệm mảng phát triển kinh doanh của NetNam.

Tổng quan

Báo cáo trình bày tổng quan về dịch vụ thuê ngoài - ICT Managed Services từ góc độ tiếp cận chiến lược của bên thuê và bên cho thuê, cũng như các mô hình vận hành hiệu quả. Dịch vụ thuê ngoài - ICT Managed Services không còn là thứ mới lạ ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng mới chỉ bắt đầu được quan tâm tại Việt Nam.

Báo cáo cũng đưa ra một số ví dụ thú vị về sự dịch chuyển của dịch vụ thuê ngoài nói chung, và dịch vụ thuê ngoài CNTT - ICT Managed Services nói riêng ở Việt Nam. Với mô hình này, chủ đầu tư có thể tập trung nguồn lực vào sứ mệnh chính, có tính chiến lược của tổ chức, và “giao phó” các công việc có tính chất vận hành hệ thống CNTT, từ đơn giản đến phức tạp, cao cấp, cho các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp bên ngoài.

Đối với các doanh nghiệp CNTT, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ, mô hình này tạo cơ hội đưa đến thị trường những dịch vụ ICT Managed Services chuyên nghiệp, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực CNTT, thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ CNTT, làm bàn đạp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực và gia tăng năng suất.

 

Diễn giả

Tạ Quang Thái

 

Chuẩn bị tài nguyên số, sẵn sàng đưa hệ thốngchính quyền điện tử đi vào hoạt động

 

Thời gian:               15 phút

Phiên phát biểu:    Phân ban A

Linh download tài liệu

Cơ quan

Công ty cổ phần EcoIT

 

Chức danh

Tổng Giám đốc

 

 

Diễn giả

Ông Tạ Quang Thái, Tổng giám đốc Công ty cổ phần EcoIT, ủy viên thường vụ Câu lạc bộ phần mềm nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) chịu trách nhiệm chính điều hành các hoạt động của Công ty đồng thời là kiến trúc sư trưởng cho các sản phẩm, dự án, giải pháp mà EcoIT cung cấp đến khách hàng.

Với gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm và quản lý hệ thống thống tin trong và ngoài nước với nhiều vị trí khác nhau đồng thời tham gia vào nhiều dự án lớn đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm nguồn mở.

Hiện nay, cùng với các thành viên của VFOSSA, ông Thái đang tham gia tích cực trong việc đóng góp và phổ biến phần, ứng dụng và phát triển mềm nguồn mở đến cộng đồng CNTT trong nước.

Tổng quan

Quản lý thành phần cơ bản trong hệ thống thông tin, làm chủ dữ liệu điện tử, điều kiện đủ để đưa hệ thống Chính quyền điện tử có thể hoạt động thành công khi áp dụng trong thực tế. Yếu tố cơ bản để tạo lập sân chơi lớn, tránh lệ thuộc vào mặt công nghệ. 


Nguồn tin: ICTNews, Nội dung chương trình: ict2014.quangninh.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây